Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tăng lương cơ sở là hợp lý

Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế-xã hội vào sáng 22/10, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã nêu nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc thời gian qua; đồng thời cho rằng, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV:

 Xây dựng môi trường làm việc văn hóa, để cán bộ yên tâm làm việc 

Theo thống kê của Bộ Nội vụ tổng hợp từ các bộ, ngành và 63 tỉnh thành, tính từ ngày 1/1/2020 và đến 30/6/2022, số cán bộ, công chức, viên chức của nghỉ việc và thôi việc là 39.552 (chiếm 1,94%), trong đó viên chức chiếm đa số, còn công chức chỉ chiếm 1,63%. Trong hơn 2 năm qua, khối giáo dục có 16.427 người xin thôi việc (chiếm 41,53%), trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 49%, độ tuổi dưới 40 chiếm khoảng 60%. Đối với lĩnh vực y tế, có 12.198 người (chiếm 30,84%); độ tuổi từ 40 trở xuống là 74,72%, đại học trở lên là 65,27%.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà._Ảnh: TTXVN.

Theo Bộ trưởng, con số thôi việc trong 2,5 năm chủ yếu rơi vào 6 cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022. Số cán bộ, công chức, viên chức thôi việc tập trung ở những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ. Đây cũng là những địa phương có số lượng doanh nghiệp rất lớn và có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Các vùng như Tây Bắc hay vùng Tây Nguyên, tỷ lệ thôi việc rất nhỏ. 

Khái quát nguyên nhân của thực trạng này, Bộ trưởng Nội vụ cho hay, đầu tiên là do yếu tố khách quan, đại dịch COVID-19 tác động trên mọi mặt của đời sống xã hội, chi phối tất cả và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhất là viên chức phải chịu áp lực rất lớn trong công việc. Áp lực này rất nặng nề, đặc biệt đối với nhân viên y tế, trong một bối cảnh cực kỳ nguy hiểm và vô cùng rủi ro của dịch bệnh. Thêm vào đó, đời sống chế độ, các chính sách hỗ trợ cho lực lượng nhân viên y tế chưa đáp ứng được mong muốn. 

Theo Bộ trưởng, ngành Giáo dục đã phải thay đổi hẳn phương thức làm việc. Trước đây, các thầy cô lên lớp, giảng dạy theo phương thức truyền thống, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, họ phải dạy online, phải thay đổi phương thức làm việc, tạo nên áp lực rất lớn và nặng nề với viên chức giáo dục. Thực tế cho thấy, số người nghỉ việc tập trung vào hai đối tượng này là chính. Sau khi chúng ta cơ bản kiểm soát dịch COVID-19, trong cơ chế thị trường, hệ thống doanh nghiệp đã mở rộng và có điều kiện để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Trong đó, các dịch vụ liên quan đến giáo dục, y tế cũng phát triển rất tốt từ trước đến nay, nhất là khoảng 5 năm trở lại đây. Từ đó, dịch vụ y tế có điều kiện để thúc đẩy mạnh mẽ hơn, dịch vụ giáo dục ngoài công lập cũng đã có chế độ ưu đãi tốt để thu hút các nguồn lực từ khu vực công sang khu vực tư. 

Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, đầu tiên là phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc điều chỉnh mức lương cơ sở cũng là một trong những giải pháp giảm bớt khó khăn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bộ trưởng Nội vụ cũng cho rằng, phải xem xét lại một cách tổng thể và toàn diện về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức, viên chức; nhìn nhận một cách rất khách quan, công tâm về vấn đề này để có ứng xử, phải thay đổi toàn diện từ vấn đề quản lý, sử dụng và đặc biệt là công tác tuyển dụng, nhất là đối với hệ thống viên chức đang thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay. Bà Phạm Thị Thanh Trà cũng lưu ý, cần phải xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thân thiện để cán bộ, công chức, viên chức thấy yên tâm làm việc trong môi trường chính trị, văn hóa, xã hội thật tốt.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý

Đề cập vấn đề tăng lương cơ sở, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương từ năm 2021 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét rất kỹ lưỡng, thận trọng và quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương trong thời hạn nhất định. Khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, song 3 năm vừa qua (2019 - 2021), đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lên nền kinh tế nên chưa thực hiện được tăng lương cơ sở. Mức điều chỉnh khoảng 20,8% đang tiệm cận dần với cải cách chính sách tiền lương bởi khung cải cách tiền lương dự kiến thấp nhấp so với mức lương đang hiện hành tăng khoảng 29%, mức cao nhất khoảng trên 40%.

Với đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, bà Phạm Thị Thanh Trà đánh giá là rất hợp lý, tạo ra được động lực mới, giảm hiện trạng công chức, viên chức xin thôi việc. "Nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 nếu tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như năm 2020-2022 thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Trà Vũ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top