Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

BHXH tỉnh Quảng Ninh: Thực hiện tốt chính sách về BHXH, BHYT

Cùng với tiến trình phát triển của tỉnh, ngành BHXH tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nỗ lực, triển khai thực hiện tốt chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến mọi người dân trong tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Người dân đến giải quyết các thủ tục liên quan đến BHXH, BHYT tại Trung tâm Hành chính công TP. Hạ Long.

Ngày 23/8/1995 theo Quyết định số 133 QĐ/TC-CB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Ninh được thành lập có nhiệm vụ thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người dân trong tỉnh. Thời điểm mới thành lập, toàn ngành BHXH tỉnh chỉ có 90 cán bộ CCVCLĐ cùng 5 phòng chức năng và 14 cơ quan BHXH cấp huyện. Trình độ cán bộ công chức lúc đó không đồng đều, cơ sở vật chất thiếu thốn, trụ sở làm việc phải đi thuê.

Trải qua 28 năm xây dựng và không ngừng phát triển, cơ chế chính sách pháp luật về BHXH, BHYT ngày càng được bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện, đồng bộ theo hướng gia tăng quyền lợi, lợi ích của người tham gia, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước. BHXH tỉnh hiện có 9 phòng chức năng, 12 cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc, tổng số 354 cán bộ CCVCLĐ. Trong đó có 95% người có trình độ đại học và trên đại học, trụ sở làm việc khang trang, hiện đại.

Về công tác quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động ngành BHXH tỉnh không ngừng gia tăng theo từng năm gắn với quá trình đổi mới, phát triển của đất nước và tỉnh. Thời điểm mới thành lập, toàn tỉnh chỉ có 650 đơn vị với tổng số 105.000 lao động tham gia BHXH, tổng số thu BHXH toàn tỉnh đạt 27 tỷ đồng.

Đến hết năm 2022, tổng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN toàn tỉnh đạt 274.610 người, tổng số thu đạt 6.662 tỷ đồng (gấp 247 lần so với năm 1995). Tính đến tháng 9/2023, toàn tỉnh có gần 8.000 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 256.346 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tổng số thu đạt 5.433/7.346 tỷ đồng, đạt 74% chỉ tiêu năm. Những con số này khẳng định, mỗi năm có thêm hàng nghìn lao động và người dân được bảo vệ quyền lợi khi tham gia BHXH.

Số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng. Năm 2014, toàn tỉnh có 950.605 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 79,2% dân số nhưng đến nay số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh đạt gần 1,3 triệu người, tỷ lệ bao phủ 95% dân số. Quảng Ninh luôn là tỉnh đứng trong tốp những địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân.

Chính sách BHYT không ngừng thay đổi cho đến khi Luật BHYT năm 2008 có hiệu lực đi vào cuộc sống, nhất là trong công tác khám, chữa bệnh BHYT tại tỉnh đã có nhiều cải thiện theo phân cấp, phân tuyến kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực của các cơ sở y tế được tăng cường.

Đồng thời, BHXH tỉnh không ngừng đổi mới công tác giám định BHYT; chủ động kiểm tra, phân tích số liệu, xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể với Sở Y tế và các cơ sở KCB để bàn giải pháp giảm thiểu bội chi quỹ KCB BHYT. Thủ tục quy trình KCB BHYT được đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

BHXH tỉnh thực hiện cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam; tích hợp, cung cấp 13 dịch vụ của ngành BHXH trên Cổng dịch vụ công quốc gia; đồng thời, kết nối chia sẻ dữ liệu với Sở Tư pháp cùng các ngành liên quan để liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; liên thông dữ liệu với cơ quan Thuế trong rà soát, khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; cập nhật bổ sung số định danh cá nhân trên CCCD của người tham gia; tiến hành cài đặt sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số trên thiết bị thông minh…

Công tác giải quyết chế độ BHXH được ngành BHXH tỉnh phối hợp chi trả đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, an toàn, phục vụ tốt nhất đối tượng thụ hưởng với phương thức chi trả linh hoạt. Ngoài việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, ngành BHXH tỉnh còn đẩy mạnh việc chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản ATM. BHXH tỉnh thực hiện phân cấp giải quyết hưởng, chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho BHXH cấp huyện, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành BHXH tỉnh nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định.

BHXH tỉnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ quy tắc ứng xử của cán bộ CCVCLĐ với mục tiêu lấy người dân, đơn vị, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, CCVCLĐ nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu tổ chức, cá nhân liên trong giải quyết TTHC về chính sách BHXH, xây dựng hình ảnh cán bộ BHXH tận tụy, trách nhiệm, văn minh.

BHXH tỉnh tiếp tục đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ, tăng cường chuyển đổi số trên ứng dụng nền tảng CNTT đáp ứng hiệu quả giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh. Qua đó tạo niềm tin và góp phần đưa BHXH, BHYT thực sự là chính sách nhân văn, ưu việt của Đảng, Nhà nước, thực hiện hiệu quả an sinh xã hội, phục vụ mục tiêu tăng trưởng của Quảng Ninh nhanh, bền vững.

Gia Linh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top