BHXH Hà Giang: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy chi trả chế độ qua thanh toán không dùng tiền mặt

Ngay từ đầu năm 2024, BHXH Hà Giang đã xây dựng Kế hoạch, triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp khác nhau để đẩy mạnh thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng.

Người dân Hà Giang tìm hiểu về các chính sách bảo hiểm xã hội.

Vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 305/QĐ-BHXH ngày 19/3/2024 về việc giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó tỉnh Hà Giang được giao số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 43%, hưởng BHXH một lần là 95%, hưởng trợ cấp thất nghiệp 98%. Để hoàn thành chỉ tiêu trên sẽ là nhiệm vụ rất khó khăn đối với một tỉnh miền núi, cơ sở vật chất của ngành ngân hàng tại các xã cách xa trung tâm các huyện, thành phố gần như là chưa có, giao thông đi lại khó khăn như Hà Giang.

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền trực tiếp đến người dân đang nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tại điểm chi trả, ngoài ra tại bộ phận một cửa BHXH tỉnh, huyện khi người lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHXH một lần hoặc đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được cán bộ BHXH ân cần, tư vấn, vận động, khuyến khích người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Cùng với đó, BHXH tỉnh và BHXH các huyện tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng từ năm 2020 đến 2025.

Đối với chi trả cho người hưởng chế độ BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp, BHXH tỉnh nỗ lực duy trì tỷ lệ cao đã đạt được, phối hợp vận động ngay khi lập hồ sơ hưởng, phấn đấu tiệm cận 100% người hưởng nhận qua tài khoản cá nhân. Với đối tượng hưởng BHXH hàng tháng, tiếp tục tập trung vào nhóm người hưởng tiềm năng, người hưởng tại các trung tâm, thị trấn có cơ sở hạ tầng của ngân hàng đáp ứng tốt; cung cấp cho người hưởng mạng lưới ngân hàng tại địa bàn để người hưởng lựa chọn theo nhu cầu. Ngoài ra, BHXH tỉnh cũng yêu cầu BHXH các huyện có tỷ lệ thấp nghiêm túc đánh giá nguyên nhân, tăng cường trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Với phương pháp và cách làm quyết liệt ngay từ đầu năm hy vọng BHXH tỉnh Hà Giang sẽ hoàn thành tốt chỉ tiêu mà cấp trên giao.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top