BĐS Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng tốc đón sóng hạ tầng
20:18 09/11/2021
- Kinh tế
Với hàng loạt các dự án hạ tầng đã, đang và sẽ được triển khai nhằm đưa kinh tế khu vực ĐBSCL vươn lên vị thế mới, thị trường BĐS nơi đây mặc dù đứng trước nhiều thử thách trong bối cảnh đại dịch Covid nhưng vẫn cho thấy được nhiều cơ hội đầu tư lớn.
Hạ tầng – Chìa khóa phục hồi kinh tế ĐBSCL hậu Covid
Các chuyên gia kinh tế nhận định, thúc đẩy xây dựng hạ tầng, tăng cường liên kết vùng chính là đòn bẩy quan trọng bậc nhất trong việc phục hồi kinh tế hậu Covid. Khu vực nào làm tốt vấn đề liên kết và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế vốn có của các địa phương, từ đó tạo điều kiện phục hồi kinh tế nhanh chóng.
Là một trong những khu vực nhận được nguồn vốn đầu tư nhiều nhất, ĐBSCL đã và đang cho thấy được nhiều triển vọng thay đổi bộ mặt khu vực. Tính từ 2016, hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm đã được triển khai: Cao tốc TPHCM - Trung Lương, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh… Các dự án này góp phần không nhỏ trong việc tăng cường liên kết thị trường và phát triển kinh tế của các địa phương.
Chỉ tính riêng về giao thông vận tải, nếu giai đoạn 2011 - 2015, số vốn đầu tư cho ĐBSCL chỉ chiếm 12,26% đầu tư thực hiện của cả nước thì giai đoạn 2016 - 2020, con số này đã tăng lên 15,5%. Dự kiến, trong giai đoạn tiếp theo, ĐBSCL sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, chiếm tỉ lệ 20% trên tổng số vốn đầu tư vào GTVT của cả nước.
Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, giai đoạn năm 2021 - 2025, tổng số vốn được rót vào khu vực ĐBSCL sẽ đạt xấp xỉ 388.000 tỷ. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến là bức tranh hạ tầng gồm 1.000 km đường bộ, hơn 15.000 km đường biển, gần 60 cảng thủy nội địa và 2 cảng biển nước sâu sẽ được đưa vào hoạt động.
Dễ dàng nhận thấy, trong tương lai, diện mạo của ĐBSCL sẽ được cải thiện ngoạn mục nhờ sự kết nối đồng bộ các phương thức vận tải, trở thành động lực phát triển kinh tế to lớn, tạo động lực lan tỏa thúc đẩy nhiều ngành nghề, lĩnh vực bứt phá.
Quy hoạch cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm tới
Các dự án BĐS khu vực ĐBSCL lần lượt tăng tốc đón sóng hạ tầng
Có thể thấy, ĐBSCL đang ở thời điểm vàng của nền kinh tế khi các địa phương đã bắt đầu khống chế được dịch bệnh, nới lỏng giãn cách và từng bước phục hồi sản xuất. Vì vậy, nếu biết nắm bắt đầu tư vào thị trường này càng sớm, khả năng sinh lời càng cao.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác khiến thị trường BĐS ĐBSCL trở nên hứa hẹn hơn bao giờ hết chính là nhờ làn sóng “hồi hương” từ TP HCM về quê lập nghiệp do phải chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, kéo theo nhu cầu “ở thật, ở an toàn” của cư dân ĐBSCL được chú trọng. Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2020 và dự báo thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 tổ chức tại Cần Thơ hồi đầu năm, các chuyên gia cũng dự báo đến cuối năm 2021 mức giá nhà ở tại ĐBSCL sẽ tăng từ 15 - 20%, thị trường bất động sản ở đây cũng sẽ nhiều triển vọng hơn các khu vực khác.
Là một trong những đô thị thu hút dân cư bậc nhất tại khu vực ĐBSCL, thị trường BĐS TP Sa Đéc đang chứng minh sức hút mạnh mẽ nhờ sở hữu hệ thống hạ tầng đô thị toàn diện. Trong đó, hệ thống giao thông nội đô đã gần như hoàn thiện với một loạt các dự án như cầu Sa Đéc 2, đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, đường Hùng Vương nối dài, đường Trường Sa, Hoàng Sa. Ngoài ra, tuyến cao tốc Bắc - Nam dự kiến hoàn thành vào năm 2025 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Sa Đéc đi các trung tâm kinh tế, hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng.
Hạ tầng giao thông hoàn thiện kéo theo dòng vốn đầu tư vào công nghiệp và thương mại, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, phục vụ nhu cầu ở và kinh doanh tại Sa Đéc. Đây chính là một trong những yếu tố giúp dự án FLC La Vista Sadec - Khu đô thị quy mô bậc nhất thành phố Sa Đéc tái khởi động, tăng tốc đón sóng đầu tư sau dịch.
FLC La Vista Sadec hình thành nơi an cư lý tưởng cùng hoạt động kinh doanh sầm uất
FLC La Vista Sadec sở hữu vị trí đắc địa khi nằm ngay mặt đường Nguyễn Sinh Sắc (thuộc quốc lộ 80A), kết nối thuận tiện tới các tuyến đường huyết mạch như QL80, tuyến N2... Thêm vào đó, vị thế trung tâm ngay cạnh hệ thống trường học, trung tâm thương mại, công viên… giúp hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của cư dân khu đô thị thêm thuận lợi và sôi động.
Với hệ thống chuỗi 11+ tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Sa Đéc và hai dòng sản phẩm shophouse, shopvilla có thiết kế, công năng hiện đại, FLC La Vista Sadec hứa hẹn sẽ là trung tâm giao thương, an cư, giải trí lý tưởng tại thủ phủ hoa Sa Đéc.
Tùng Nguyễn
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô (10:44 13/01/2025)
- OCB tiên phong ứng dụng giải pháp dữ liệu số Oracle Exadata Cloud at Customer tại Việt Nam (07:14 13/01/2025)
- Tăng trưởng ấn tượng, OPES lần đầu lọt tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024 (06:12 10/01/2025)
- Vietcombank vững thế dẫn đầu, bứt phá với dấu ấn xanh (05:04 10/01/2025)
- Hàng nghìn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới (04:00 10/01/2025)