Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Bão số 1 suy yếu, miền Bắc nắng nóng

Sáng 3/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục thành một vùng áp thấp trên khu vực phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Miền Bắc tiếp tục nắng nóng, Hà Nội bước vào đợt nắng nóng mới với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C.

Đêm 2/7, mưa lớn đã xuất hiện ở nhiều nơi thuộc khu vực Đông Bắc Bộ. Từ 19h ngày 2/7 đến 3h sáng 3/7, lượng mưa một số nơi trên 45 mm, tập trung tại Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Ninh.

Chiều tối và đêm nay (3/7), khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Đông Bắc có mưa rào và dông rải rác. Cục bộ mưa lớn với lượng phổ biến 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Dự báo từ ngày 4-7/7, mưa dông tiếp diễn ở miền Bắc kèm nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cơ quan khí tượng lưu ý người dân đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Bắc Bộ; ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Bão số 1 đã suy yếu thành một vùng áp thấp, miền Bắc tiếp tục nắng nóng trên diện rộng

Cùng ngày, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bước vào đợt nắng nóng mới khi nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất 45-60%.

Nắng nóng tập trung tại Sơn La, Hòa Bình, Việt Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C rơi vào khung giờ 11h-16h. Trạng thái này tiếp diễn đến hết ngày 4/7.

Trong khi đó, dự báo Hà Nội ghi nhận mức nhiệt cao nhất 36 độ C trong ngày 3-4/7. Sau đó, khu vực duy trì trạng thái nhiều mây nhưng không mưa, nhiệt độ giảm xuống ngưỡng 33-35 độ C, thời tiết oi nóng kéo dài đến hết tuần tới.

Cơ quan khí tượng cảnh báo nắng nóng ở Bắc Bộ giảm dần từ ngày 5/7, trong khi Trung Bộ còn duy trì đến khoảng ngày 8/7. Người dân đề phòng tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt với cơ thể khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt cao.

Ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn, cháy nổ và hỏa hoạn có thể xảy ra ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Đồng thời, khu vực Trung Bộ đề phòng nguy cơ cháy rừng.

Chuyên gia nhận định bão số 1 có mức độ tăng cấp nhanh chóng, từ cấp 8 lên cấp 11 chỉ trong vòng 24 giờ. Trưa 2/7, bão đạt cường độ mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15, sau đó đi vào khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và tiếp tục tiến vào đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) rồi suy yếu dần.

Trước đó, ảnh hưởng của bão số 1 gây gió mạnh trên khu vực huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ và khiến biển động dữ dội trên vùng biển phía tây bắc khu vực bắc Biển Đông.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top