Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển, mở cửa, mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, Việt nam nói chung và Thủ đô hà nội nói riêng đã có nhiều thay đổi về diện mạo.

 

bảo tồn văn hóa Hà Nội

Ảnh minh họa

Một đô thị hiện đại đang được đầu tư xây dựng đã đem lại những thay đổi căn bản cho hà nội, nhưng bên cạnh đó là những nhức nhối vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ bị mai một, bị xâm hại và tác động bởi thiên nhiên khắc nghiệt và bàn tay con người. chúng ta không khỏi đau lòng khi chứng kiến sự xâm hại nghiêm trọng các di tích lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo của cha ông như vụ việc trùng tu chùa Trăm gian (huyện chương mỹ), Lăng ngô Quyền (Sơn Tây)... mà một phần cũng bởi sự buông lỏng, thiếu quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân. một nhiệm vụ hết sức cấp bách đặt ra đó là vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể của mảnh đất hà thành. Và để làm được điều này rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa mà còn của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của đội ngũ báo chí.

Thực trạng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể ở Hà Nội

Theo thống kê, hiện nay hà nội có gần 5.850 di tích; trong đó có 1 di sản thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.167 di tích quốc gia, 1.179 di tích cấp thành phố. Thành phố hà nội cũng đã dành sự quan tâm đáng kể cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và khai thác các giá trị văn hóa vật thể tại những di tích này còn nhiều bất cập.

Điều đầu tiên đề cập đó là trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các di tích chưa được phân công rõ ràng và thiếu sự phối hợp giữa nhà quản lý với người sử dụng, khai thác. hiện tượng đó dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu trách nhiệm hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống cấp.

Việc đầu tư nâng cấp, tôn tạo, trùng tu các di tích văn hóa vật thể cũng chưa được triển khai theo một quy trình chặt chẽ và toàn diện. còn phổ biến tình trạng giao khoán, thậm chí phó mặc cho những người quản lý, đầu tư tự biến tấu theo ý mình làm mất đi vẻ đẹp ban đầu, mất đi những “phần hồn” của các di tích. Trường hợp chùa Trăm Gian, Lăng Ngô Quyền... là một ví dụ.

Ngoài ra, sự phát triển của du lịch làm ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái bảo quản di tích. Để phát triển du lịch, các nhà quản lý, kinh doanh du lịch đã khai thác một cách bừa bãi giá trị của di tích, thậm chí phá hỏng cả không gian cảnh quan di tích để xây dựng các dịch vụ du lịch. Vành đai bảo vệ của các di tích ngày càng bị thu hẹp. Thay vào đó người ta xây dựng tràn lan các cơ sở phục vụ khách tham quan làm thay đổi diện mạo di tích và làm biến mất sự tồn tại của vùng cảnh quan, vốn là một nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách còn có tác động mạnh mẽ đến môi trường văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích văn hóa vật thể. Tại nhiều khu di tích, du khách đã viết tên, khắc tên lên các bộ phận di tích một cách bừa bãi. Việc làm tưởng như vô hại đó thực không chỉ đã tạo ra những hình ảnh không đẹp mà còn khiến cho di tích với những hiện vật lịch sử vô giá, bị xuống cấp ngày càng nhanh chóng.

Một điều khá nhức nhối đó là sự thất thoát hiện vật trong các di tích văn hóa vật thể bởi nạn buôn bán trái phép, xuất lậu đồ cổ. Do hám lợi, một số kẻ xấu đã ăn cắp cổ vật tại các di tích để buôn bán ra ngoài.

Hơn nữa, thực tế còn tồn tại một mâu thuẫn khá lớn giữa nhu cầu phát triển kinh tế của thủ đô và yêu cầu của những nguyên tắc bảo tồn di tích lịch sử, di tích văn hóa vật thể. nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản văn hoá vật thể chưa thật sâu sắc nên trong nhiều trường hợp cụ thể người ta lại muốn hy sinh văn hoá để phục vụ nhu cầu kinh tế.

Vai trò của báo chí

Trong lĩnh vực văn hóa, thì phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vẫn hết sức cần thiết và báo chí chính là kênh thông tin phản ánh nhanh nhạy, kịp thời và đa chiều về các sự kiện, các hoạt động liên quan đến di tích văn hóa vật thể để từ đó giúp cho những người làm công tác quản lý về văn hóa có thêm kênh thông tin hữu ích. mặt khác, báo chí còn chủ động góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách cũng như luật pháp liên quan đến văn hóa.

Báo chí vừa tuyên truyền, giải thích vừa góp phần hướng dẫn, tổ chức việc thực hiện các phong trào văn hóa liên quan đến di tích văn hóa vật thể như việc tổ chức lễ hội, hạn chế việc đốt tiền, vàng mã tại các di tích... Đây là vấn đề lớn không chỉ đối với các di tích văn hóa vật thể của hà nội mà còn là của chung cả nước.

Là phương tiện truyền thông đại chúng chủ chốt, báo chí tích cực thông tin truyền tải những kiến thức, tri thức về văn hóa nói chung và văn hóa vật thể nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, thực hiện việc không ngừng nâng cao dân trí xã hội làm cho cuộc sống tinh thần của người dân Thủ đô thêm phong phú, tươi đẹp. báo chí luôn có ý thức bảo toàn, gìn giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp, góp phần đấu tranh để bài trừ, loại bỏ những tập tục hủ bại, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển trong văn hóa, trong truyền thống dân tộc.

Với chức năng của mình, báo chí là một trong những đội quân tiên phong trong việc cung cấp tới người đọc thông tin về văn hóa vật thể của người dân thủ đô tới người dân trong nước và du khách quốc tế. Ở chiều ngược lại, báo chí cũng thông tin người dân Hà Nội biết được những cái hay, cái đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người dân trên khắp mọi miền đất nước.

Báo chí cũng tập trung nêu lên những tấm gương điển hình trong các hoạt động văn hóa tâm linh của người dân Thủ đô. những mô hình, những cách thức tổ chức hoạt động văn hóa tín ngưỡng sáng tạo, đổi mới nhưng vẫn duy trì được nét truyền thống thường xuyên được biểu dương, từ đó tạo thành động lực, nhân điển hình để các cơ sở học tập, noi theo.

Báo chí cũng đang góp phần vào việc khai thác di tích văn hóa vật thể phục vụ cho phát triển du lịch của hà nội với mục tiêu là giáo dục truyền thống lịch sử Thủ đô hà nội và lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước, giới thiệu cho khách du lịch trong nước và quốc tế về lịch sử, văn hoá, nét đẹp thiên nhiên của hà nội, tăng thêm lợi ích kinh tế cho xã hội, cho Thủ đô Hà Nội, cho người dân. hạn chế thấp nhất những tác động xấu từ hoạt động du lịch đối với di sản văn hoá vật thể của Hà Nội.

Với nhiệm vụ định hướng dư luận, báo chí đã truyền tải thông điệp là khai thác các tài nguyên văn hóa phục vụ du lịch phải gắn liền với công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hóa; phát triển du lịch phải vì mục tiêu văn hóa. Đồng thời, việc bảo tồn di tích phải thu hút ngày càng nhiều khách tham quan, hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, du lịch và cộng đồng tham gia bảo tồn. Điển hình, Thành phố Hà Nội đã phục hồi và tổ chức nhiều lễ hội văn hóa dân gian mà mục đích là để bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa vật thể của thủ đô, qua đó thúc đẩy du lịch phát triển. bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch còn phải chú trọng đến bảo vệ cảnh quan môi trường. Đây là những giá trị đặc trưng, đặc thù của hà nội, là lợi thế so sánh với các địa phương khác trong cả nước.

Báo chí với vai trò và chức năng của mình đang cùng các cấp, các ngành và toàn thể người dân hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp, quyết tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể của thủ đô theo đúng mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra, đó là: Xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; Làm cho văn hóa thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây dựng và hoàn thiện giá trị, phát huy văn hóa thanh lịch của người hà nội; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. Tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa; Đa dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

ThS. Đào Xuân Hưng
Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

--

Tài liệu tham khảo
1. Bùi Thanh Thủy, Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích lịch sự phục vụ phát triển du lịch Thủ đô.
2. Lê Thanh Bình, Báo chí góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển.
3. Tài liệu Thống kê di tích lịch sử Việt Nam theo địa phương, website: vi.wikipedia.org
4. Báo chí và văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội, ngày 22/2/2012.
5. Luật Thủ đô năm 2013.

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top