Báo chí và Mạng xã hội

Sáng 2/12, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Người Làm Báo tổ chức hội thảo với chủ đề “Báo chí và Mạng xã hội” với sự tham gia tham luận của đông đảo các tổng biên tập, các nhà báo và nhiều phóng viên.

Hiện nay, mạng xã hội (MXH) ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và là một loại hình giao tiếp mới mẻ giúp đơn giản hóa các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau. Sự tác động qua lại giữa báo chí – kênh thông tin chính thống và MXH tạo ra nhiều tiện ích và cả những hệ lụy đòi hỏi người làm báo cần nhận thức về nó chuẩn xác và rõ ràng hơn.

Đưa ra tham luận của mình, các nhà báo có những quan điểm khi nói về mặt tích cực của MXH đối với báo chí hiện đại: MXH có thể trở thành nguồn tin của báo chí; MXH (fanpage của các tòa báo) có thể trở thành công cụ quảng bá hữu hiệu cho chính tờ báo đó; các ý kiến thu thập được qua các phản hồi ngay lập tức trên MXH có thể mang đến cho nhà báo thêm nguồn tin và ý kiến đa chiều…
Bên cạnh đó, các nhà báo cũng phân tích các mặt hạn chế trước sự bùng nổ của MXH hiện nay tác động đến báo chí: MXH có thể khiến cách thức hoạt động truyền thống của báo chí thay đổi để cạnh tranh với MXH; thông tin trên MXH nếu không được kiểm soát chặt chẽ mà được các phóng viên, nhà báo vận dụng có thể chạy theo xu hướng câu view, giật gân, nội dung đăng tải dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội (nhà báo cần phân biệt vị thế của nhà báo và vị thế con người cá nhân với những ý kiến, phát ngôn, trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Nhà báo luôn phải ý thức được mình thuộc về 1 cơ quan báo chí, uy tín cá nhân của mình gắn liền với uy tín, danh dự của cơ quan báo chí nơi mình công tác nên mọi hành động phát ngôn, quan điểm phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan…-trích tham luận của nhà báo Nguyễn Xuân Hồng-Báo điện tử Chính phủ nói về Điểm e, khoản 2, Điều 10 của dự thảo Luật Báo chí sửa đổi)….

Hội thảo có sự tham luận của nhiều nhà báo, tổng biên tập của các cơ quan báo chí lớn

MXH có nhiều mặt tác động xấu đến báo chí nhưng với tốc độ phát triển hiện nay, giải pháp đề xuất của các nhà báo đều nêu rõ: Báo chí và MXH cần liên kết với nhau, hợp tác và phát triển. Báo chí cần tận dụng lợi thế của MXH để làm kênh thông tin chính thống của cơ quan báo chí, linh hoạt tổ chức sản xuất các tin bài trên nhiều tuyến để đảm bảo tính thời sự, phù hợp với các hình thức phân phối thông tin khác nhau như trên mạng điện tử, kênh MXH, báo giấy…Nhà báo cần trau dồi kiến thức và kỹ năng tác nghiệp trong môi trường số, trên hết đó là nâng cao đạo đức làm báo trong môi trường MXH.

Video hội thảo:

Nguồn: http://hanoitv.vn/

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top