Báo chí tích cực thông tin, tuyên truyền, đấu tranh khẳng định chủ quyền biên giới và biển đảo

Báo chí tích cực thông tin, tuyên truyền, đấu tranh khẳng định chủ quyền biên giới và biển đảo.

Để bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo, Việt Nam thực hiện nguyên tắc tôn trọng Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982; ban hành các văn bản pháp luật để tăng cường bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo.

Bên cạnh đó, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương và lập trường nhất quán của Việt Nam là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kiên quyết đấu tranh trước các hành vi vi phạm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, giữ vững mối quan hệ láng giềng thân thiện với các nước.

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã chủ động thông tin, tuyên truyền mạnh mẽ, tích cực tạo dư luận rộng rãi đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo. Các hoạt động tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến biên giới, biển, đảo đã tập trung các luật nêu trên. Các tác phẩm báo chí như các phim tư liệu, phóng sự điều tra, tranh ảnh đã phản ánh sinh động thực tiễn đấu tranh bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới, hải đảo của Việt Nam để nhân dân luôn cảnh giác với kẻ thù; bạn bè quốc tế hiểu rõ tình hình tranh chấp và công lý của Việt Nam. Báo chí đã góp phần đấu tranh chống xâm phạm chủ quyền của các tầu thuyền nước ngoài; chống xâm lấn biên giới trên bộ. Nắm bắt thông tin sớm về các cơn bão để phòng tránh giảm thiểu thiệt hại như cơn bão số 4 vừa qua. 

Nhà giàn DK1-21 trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) _Ảnh: Tư liệu.

Qua đây, chúng ta rút ra kinh nghiệm, một là, nắm vững và quán triệt sâu sắc, vận dụng có nguyên tắc, linh hoạt, sáng tạo chủ trương và đường lối bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và đường lối đối ngoại độc lập, bình đẳng, hòa bình và hợp tác phát triển trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ. Các vấn đề biên giới lãnh thổ là những vấn đề nhạy cảm, hệ trọng, liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển của đất nước, quan hệ giữa Việt Nam và các nước láng giềng, do đó quá trình giải quyết phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, lãnh đạo cấp cao. 

Hai là, việc giải quyết vấn đề chủ quyền quốc gia, biên giới, lãnh thổ có mối quan hệ khăng khít với quan hệ chính trị giữa Việt Nam và các nước có liên quan cũng như bối cảnh khu vực và quốc tế. Nhìn lại thời điểm Việt Nam và các nước láng giềng đạt được các kết quả giải quyết và ký kết các thỏa thuận về vấn đề biên giới, lãnh thổ đều là những thời điểm quan hệ giữa nước ta và các nước láng giềng có bước phát triển mới. Cần đẩy mạnh hoạt động tuyên tuyền để tạo dư luận mạnh mẽ trong nước và quốc tế bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam. 

 Đại tá, PGS.TS Trần Văn Luyện

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top