Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Ban kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam): Phát huy vai trò, trách nhiệm xử lý vi phạm

Ngày 17/4/2019, tại TP. Cần Thơ, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Liên chi hội nhà báo tỉnh Cần Thơ tổ chức Hội nghị Ban kiểm tra – Hội Nhà báo Việt Nam. Nội dung hội nghị xoay quanh vấn đề báo cáo kết quả kiểm tra của Ban kiểm tra Hội năm 2018 và nêu phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

Tham dự Hội nghị có ông Phan Hữu Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra HNBVN; bà Hà Kim Chi, Phó Ban Kiểm tra; cùng các ủy viên Ban Kiểm tra gồm: bà Tạ Bích Loan, ông Nguyễn Tiến Mạnh, ông Hoàng Hữu Lượng, ông Trần Duy Ngoãn, ông Hà Minh Đích, ông Lê Tiền Tuyến, ông Nguyễn Văn Phước Cường. 

Hội nghị còn có sự tham gia của đại diện các đơn vị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Cục báo chí Bộ Thông tin Truyền thông, Thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Phát thanh Truyền Hình - Bộ Thông tin Truyền thông.... cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Hội và các đồng chí đại diện Liên chi hội các tỉnh, các cơ quan báo chí trên cả nước.

Tại hội nghị, đồng chí Phan Hữu Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban kiểm tra cho biết: “Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thường trực Thường vụ Hội, những đòi hỏi gay gắt của đời sống và hoạt động báo chí, công tác kiểm tra đã có sự chuyển biến tích cực: Chủ động hơn và đúng theo chức năng, thẩm quyền. Qua các cuộc kiểm tra lồng ghép với việc thực hiện các Nghị quyết TW4, Nghị quyết Đại hội X Hội Nhà báo Việt Nam, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Hội … giúp các đơn vị Hội củng cố tổ chức, phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại hạn chế, góp phần quan trọng giảm số vụ việc  tổ chức và cá nhân hội viên vi phạm Điều lệ, pháp luật cũng như Quy định đạo đức nghề nghiệp”.

Cũng theo đồng chí Phan Hữu Minh: “Hệ thống kiểm tra đã chú trọng công tác can thiệp bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của hội viên, nhà báo được chủ động và đạt kết quả cao. Xử lý nghiêm các trường hợp nhà báo, hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội và Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo.”.

Bên cạnh đó, đại diện cho Ban kiểm tra của Hội, đồng chí Phan Hữu Minh cũng báo cáo tới hội nghị kết quả công tác kiểm tra của Ban kiểm tra trong năm 2018. 

Về quy chế hoạt động: Ban đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra nhiệm kỳ X (2015-2020) được Thường trực phê duyệt theo Quyết định số 1093 ngày 28/9/2018. Đồng thời, phân công các thành viên trong cơ quan thường trực tại Hà Nội phụ trách địa bàn để nâng cao tinh thần trách nhiệm, rõ người, rõ việc, vì vậy việc nắm bắt tình hình kịp thời hơn, giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Về xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp: Trong năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp đã tiến hành thu hồi thẻ hội viên 07 trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo; khiển trách 01 trường hợp và nhắc nhở phê bình rút kinh nghiệm 01 trường hợp vi phạm trong sử dụng mạng xã hội; tham gia giám sát việc xử lý sai phạm của Báo điện tử Người tiêu dùng.

Ngoài những nội dung đã nêu, Ban kiểm tra của Hội còn thực hiện nhiều công tác khác như: Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo-hội viên; Phối hợp với Văn phòng và các Ban; Thành lập Đoàn giám sát độc lập của cơ quan kiểm tra, kiểm tra các đơn vị Hội cơ sở; Giao ban Báo chí; Tiếp nhận và giải quyết đơn thư; Xây dựng và ban hành Bản Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của nhà báo-hội viên.

Sau khi báo cáo kết quả kiểm tra năm 2018, đồng chí Phan Hữu Minh cũng gửi đến hội nghị phương hướng và nhiệm vụ của Ban kiểm tra trong năm 2019.

Theo đó, Ban Kiểm tra sẽ chủ động, tích cực, hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức trách góp phần nâng cao ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân của người làm báo Việt Nam…

Bám sát chương trình hoạt động của Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam (Khóa X), tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Kiểm tra ở các cấp Hội, tăng cường hoạt động kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ quy định trong Điều lệ…

Phát huy vai trò của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, ngăn chặn, xử lý các vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngay từ cơ sở, ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối thiểu vi phạm pháp luật trong tác nghiệp của hội viên…

Kết thúc báo cáo kết quả kiểm tra năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của Ban kiểm tra – Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Phan Hữu Minh cũng có một số kiến nghị đề xuất nhằm kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban kiểm tra gửi đến lãnh đạo Hội./.

Minh Hiếu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top