1.300 hiện vật được hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Lễ hiến tặng hiện vật lần thứ 6 cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam diễn ra trong khuôn khổ của Hội báo toàn quốc năm 2017, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam, đường Dương Đình Nghệ.

Đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Sau khi đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam được Chính phủ phê duyệt tháng 8/2014, hơn 2 năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã nỗ lực sưu tầm và đã có nhiều hiện vật, tư liệu quý giá gắn liền với các nhà báo, gia đình nhà báo như: máy ảnh, máy quay, đài, các tờ báo của các cơ quan báo chí qua nhiều thời kỳ… cùng nhiều hiện vật cá nhân của các nhà báo lão thành được hiến tặng cho bảo tàng Báo chí Việt Nam. Đến thời điểm này, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tiếp nhận được 13 nghìn tài liệu, hiện vật.

Từ cuối năm 2013 đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức thành công 5 Lễ phát động hiến tặng trong toàn quốc, và Lễ phát động hiến tặng hôm 18/3 vừa qua là lần thứ 6.

Phát biểu tại Lễ hiến tặng, đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Bảo tàng Báo chí Việt Nam là bảo tàng của tất cả các thế hệ nhà báo Việt Nam, của nhân dân. Vì vậy, sự hiến tặng hiện vật của các nhà báo, các gia đình nhà báo, các cơ quan báo chí là hết sức quan trọng. Chúng tôi vô cùng cảm phục và biết ơn đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ nhà báo đi trước, mà những kỷ vật quý báu của các thế hệ nhà báo đi trước để lại cho đời sau, không chỉ giúp làm giàu hơn kho tư liệu báo chí của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng làm nên sức sống, sự sinh động và phong phú của bảo tàng.

Nhận thức sâu sắc điều đó, hơn 2 năm qua, HNBVN đã nỗ lực sưu tầm, triển khai 5 cuộc phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung và Tây Nguyên. Đây là lần thứ 6 Hội Nhà báo Việt Nam tiếp nhận các hiện vật, tư liệu. Tổng hiện vật mà Bảo đã tiếp nhận được tính đến thời điểm này đã xấp xỉ 1,4 vạn hiện vật, tư liệu. Một con số đáng tự hào".

Theo Ban Tổ chức, với 58 tập thể và cá nhân từ nhiều vùng miền của đất nước tham dự và đóng góp tại Lễ hiến tặng ngày 18/3, đã có khoảng 1.300 hiện vật, tư liệu (trong đó có nhiều hiện vật khối, hiện vật tư liệu ảnh và giấy có giá trị) được hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nâng tổng số hiện vật tại kho lưu giữ từ gần 1,3 vạn lên 1,4 hiện vật, tư liệu.

Những hiện vật mang nhiều giá trị có thể điểm qua như: tài liệu, kỷ vật từ loạt bài điều tra vụ án tên gián điệp Võ Đại Tôn trên báo Quân đội Nhân dân của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, hay bức tượng Tổng biên tập tờ Nữ giới chung - bà Sương Nguyệt Anh (con gái nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu) - nữ chủ báo đầu tiên của báo chí Việt Nam.

Một số hình ảnh tại Lễ phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam lần thứ 6: 

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam nhận bức tượng nữ ký giả Sương Nguyệt Anh - nữ chủ báo đầu tiên của báo chí VN. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Nhà báo Nguyễn Trần Thiết (90 tuổi) tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam 1 chiếc máy ảnh. Đây là phần thưởng của ông trong một cuộc thi báo chí (loạt bài điều tra vụ án gián điệp Võ Đại Tôn trên báo Quân đội Nhân dân).

Nhà báo Hà Minh Huệ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng cho Bảo tàng nhiều hiện vật quý. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Nhà báo Lê Quốc Trung trao tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Nhà báo Lê Xuân Trung, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ hiến tặng nhiều tư liệu quý cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: P.C

Một số hiện vật quý được hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Ngày 21/8/2014, Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt và Bảo tàng Báo chí Việt Nam được bổ sung vào hệ thống bảo tàng quốc gia. 

Ngày 10/3 vừa qua, sau khi Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch có công văn xác nhận Bảo tàng Báo chí Việt Nam đủ tiêu chuẩn thành lập theo luật định, ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký Tờ trình và gửi hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

An Nhiên

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top