Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Truyền thông và giới showbiz

23:05 21/03/2017 - Dọn vườn
Người xưa có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Khi “ngôi sao” (“sao”) nào đó thờ ơ, lạnh lùng, xa lánh báo chí, trước hết những người cầm bút viết về văn hóa giải trí rất nên xem xét lại mình đã ứng xử thật sự khách quan, đúng mực, công tâm, thiện chí với “sao” hay chưa?

Báo chí luôn khai thác rất nhiều điều từ giới showbiz. Ảnh minh họa

Song cũng phải nói thêm, khi các “sao” đã trở thành “người của công chúng”, thì cũng đừng nên vội lãng quên công lao của báo chí từng góp phần tạo dựng nên tên tuổi, sự nghiệp cho họ

Khi “sao” bị tổn thương hình ảnh

Rất nhiều “sao” thuộc giới showbiz “phất” lên, được công chúng biết đến và ngày càng kiếm được bội tiền bạc, nhà cửa, xe cộ thuộc diện “khủng”... một phần không nhỏ nhờ công lao của báo chí, truyền thông.

Mới hôm nào, lần đầu tiên giới thiệu album, đĩa DVD, bộ phim mới ra mắt trước công chúng, có “sao” còn bẽn lẽn, ngơ ngác, hồn nhiên như “người quê ra tỉnh”, miệng một câu “trăm sự nhờ các anh chị nhà báo”, hai câu “sản phẩm này có được công chúng biết đến hay không phụ thuộc phần lớn vào sự giới thiệu, quảng bá của các anh chị nhà báo”... Trong những ngày đầu bước vào sự nghiệp nghệ thuật còn biết bao bỡ ngỡ, gian khó, nhiều cây bút, tờ báo đã sát cánh, động viên, hỗ trợ “sao” rất nhiều trong việc thông tin giới thiệu, quảng bá sản phẩm của họ tới đông đảo công chúng.

Nhưng rồi sau đó không lâu, may mắn “nhờ gió diều bay cao”, khi có chút ít tên tuổi, gặp lại báo chí, có “sao” tự tin hơn mức bình thường, chỉ coi báo chí là người bạn đồng hành tất yếu. Rồi thời gian sau, nhiều “sao” dần lớn lên, trưởng thành và ngày càng “lóe sáng” trên bầu trời nghệ thuật, tiếng tăm nổi như cồn, “sao” bắt đầu “lên mặt” hãnh diện với báo chí, ứng xử với báo chí rất “chảnh”.

Có cây bút hơn chục năm viết về mảng văn hóa giải trí của một tờ báo “ăn khách”, từng than thở: Một số “sao” tuy là “người của công chúng” song vẫn sống biết điều, ứng xử có trước có sau với báo chí. Nhưng cũng có những “sao” tiền hậu bất nhất, chỉ cần đến báo chí khi họ muốn “lăng xê”, còn báo chí đôi khi cần họ phát ngôn, chia sẻ về một vấn đề chuyên môn nào đó, họ tảng lờ, né tránh, lánh mặt báo chí. Cá biệt có “sao” còn nói năng bạc bẽo, coi báo chí... chả ra gì, xỉa xói báo chí “ăn theo, nói leo”, vì đã gây phiền hà, khó dễ cho cuộc đời và sự nghiệp của họ!

Khi đã trở thành “người của công chúng” , người nổi tiếng cần xử lý tốt mối quan hệ với báo chí. Ảnh minh họa

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Để cho “sao” lạnh lùng, chảnh chọe, thậm chí có lúc muốn “tẩy chay” báo chí, ấy là do báo chí tự làm khó, làm khổ chính mình đấy thôi. Vì báo chí đôi khi thiếu tỉnh táo, có lúc thì tung hô thái quá, đưa “sao” lên tận mây xanh; nhưng cũng có lại săm soi quá đà vào đời tư của “sao”, tùy tiện đưa mọi “hỉ, nộ, ái, ố” của “sao” phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Khi “sao” bị tổn thương hình ảnh, danh dự của mình thì họ không giận dỗi, bực mình mới là... chuyện lạ!

Để hạn chế những “sự cố” đáng tiếc

Dù là “sao” nổi tiếng đến mấy thì trước hết cũng là con người, mà đã là con người thì “nhân vô thập toàn”, cũng có lúc sơ sểnh, sai sót việc này việc nọ. Ngoại trừ những kẻ cố tình tạo “scandal” nhằm háo danh vụ lợi cần phải “bóc mẽ” chân tướng; còn những “sao” nào đó để xảy ra sai sót, khuyết điểm ăn mặc, tác phong, phát ngôn...

Ngoài ý muốn chủ quan, thì báo chí cũng nên nhìn với con mắt cảm thông, độ lượng, có góp ý cũng nên chân thành, thiện chí, mang tính xây dựng; chứ đừng “công kích” họ bằng những lời lẽ mỉa mai, hằn học, sâu cay. Nhưng thực tế, có tờ báo, trang mạng, cây bút cũng cố tình “mượn gió bẻ măng”, chỉ chờ “sao” sơ hở gì đó là có ít suýt ra nhiều, bé xé ra to, dễ làm biến dạng, méo mó hình ảnh “sao” trước công chúng. Đó là một trong những lý do làm khoảng cách và mối quan hệ giữa “sao” và báo chí... thêm xa.

Nếu cả hai đối tượng báo chí và giới showbiz cùng chung một quan điểm như thế, tin chắc sẽ hạn chế được những “sự cố” đáng tiếc trong mối quan hệ ứng xử giữa hai bên./.

Thiện Văn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top