Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Xanh mãi một hồn thơ không tuổi

16:06 07/07/2016 - Đời & Nghề
Có một nhà thơ năm nay đã bước qua cái tuổi “xưa nay hiếm” từ lâu, song tâm hồn vẫn sôi nổi, tươi trẻ như thủa đôi mươi. Ông vẫn đi lại hoạt động ở các Câu lạc bộ người cao tuổi, Câu lạc bộ thơ của xã Xuân Bái, Thanh Hóa. Hằng ngày, ông vẫn đọc thơ, ngâm thơ, sẵn sàng nhập cuộc với giới trẻ để truyền thụ nhạc họa. Người ta trìu mến gọi ông là Vương Nhân.

Cụ Vương Nhân đọc thơ Đường trong sân nhà  ẢNH: Vũ Thảo

Cụ Vương Nhân đọc thơ Đường trong sân nhà  ẢNH: Vũ Thảo

Cụ Vương Nhân tên thật là Vũ Chu Toàn sinh tại xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, quê hương có truyền thống văn hóa dân gian. Khác với một số bậc cao niên thường thích vui thú cảnh điền viên, nghỉ ngơi an dưỡng, nhưng với cụ Toàn đã hơn 20 năm qua, cụ không ngừng góp công, góp sức xây dựng thành công CLB thơ Người cao tuổi. Đây là mô hình tiêu biểu điển hình đầu tiên của xã Xuân Bái mang lại niềm vui không nhỏ dành cho lớp người cao tuổi trên quê hương.

Cụ cũng là tác giả của nhiều tác phẩm thơ và truyện ngắn có giá trị nghệ thuật cao. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai tập thơ “Tứ mã” và “Rau tần” và một số tác phẩm thơ Đường đã được Hội thơ Đường Việt Nam lựa chọn in và phát hành trên toàn quốc. Đặc biệt, năm ngoái, với bút danh Vương Nhân, cụ Toàn đã vinh dự được nhận giải thưởng trong cuộc thi viết truyện ngắn tìm hiểu lịch sử quan hệ hữu nghị Việt - Lào, Lào - Việt, do Ban Tuyên giáo tỉnh Thanh Hoá tổ chức.

Thơ văn của tác giả Vương Nhân rất đa dạng về hình thức thể loại và phong phú về nội dung, tự nhiên đến dung dị, hồn hậu. Vừa qua cụ Toàn trình làng hơn 50 bài thơ in trong tập “ Rau tần”, gợi cho người đọc sự giản dị, sảng khoái, phóng khoáng của một tâm hồn thi nhân tao nhã. Dường như tác giả Vương Nhân đang tự vấn, đang lắng nghe tâm hồn mình - Một tình yêu quê hương, đất nước và con người được kết hợp hài hoà với một tâm hồn tươi trẻ.
Làm thơ từ thủa biết yêu trăng
Muốn “tót” lên chơi với chị Hằng
Khốn nỗi đường xa muôn vạn dặm
Mắt nhìn theo hút mảnh sao bằng

                                             Vô đề.
Với bút pháp uyên thâm “ý tại ngôn ngoại”, ngôn từ trong sáng kết hợp với thủ pháp nghệ thuật tương phản vô cùng sắc sảo, tác giả Vương Nhân còn có nhiều tác phẩm được in trong Tuyển tập Thơ Đường chọn lọc. Ở đó, người đọc bắt gặp hình ảnh tác giả Vương Nhân nặng lòng với quê hương đất nước, thiết tha với tình yêu con người, gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sa và cả sự trải nghiệm tinh tế.

Không chỉ say văn, yêu thơ, cụ Toàn còn rất am hiểu nghệ thuật âm nhạc và hội hoạ. Bất kể bạn trẻ nào yêu thích nghệ thuật hội hoạ và âm nhạc đến xin chỉ dạy, cụ đều chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình. Nhiều năm qua, cụ Vũ Chu Toàn đã đào tạo được không ít bạn trẻ yêu thích các bộ môn này. Đã có không ít em nhỏ được cụ truyền dạy âm nhạc, hội hoạ nay đã thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp các ngành văn hoá nghệ thuật hội họa và kiến trúc trên toàn quốc.

Giờ đây, tác giả Vương Nhân đã ngoài 90, tóc đã bạc trắng, song cụ vẫn miệt mài lao động, vẫn viết lên những vần thơ dung dị, mộc mạc mà thấm thía đến xao lòng... Những vần thơ ấy phải chăng là chất, là hồn của quê hương Xứ Thanh./.

Trung Hiếu - Đức Long

Tạp chí Người Làm Báo số 382 - Tháng 12/2015

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top