Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thể lệ Giải Báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII - 2022

22:53 12/05/2022 - Tin quan trọng
Tiếp nối thành công của giải báo chí các năm trước, Ban Tổ chức Giải Báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long công bố Thể lệ Giải Báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII - năm 2022.

HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM
TẠP CHÍ NGƯỜI LÀM BÁO

 

THỂ LỆ
GIẢI BÁO CHÍ “VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” LẦN THỨ VII - NĂM 2022

I. MỤC ĐÍCH

- Giải báo chí được tổ chức để góp phần nâng cao chất lượng và số lượng tác phẩm báo chí tuyên truyền và giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế - du lịch cũng như phản ánh đời sống của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;

- Ghi nhận, động viên, khen thưởng các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan báo chí có tác phẩm báo chí chất lượng tốt viết về Đồng bằng sông Cửu Long.

Trao giải Nhất cho các tác giả. Ảnh: PV

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TÁC PHẨM DỰ GIẢI

1. Nội dung

Các tác phẩm tham dự Giải báo chí “Về Đồng bằng sông Cửu Long” cần phản ánh chính xác, kịp thời, hiệu quả các nội dung sau đây:

- Phản ánh những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như vấn đề biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, liên kết vùng, hội nhập kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực;

- Tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho người dân và các vấn đề khác như: nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và những vấn đề liên quan đến an sinh xã hội trong khu vực;

- Khuyến khích các tác phẩm báo chí viết về gương người tốt việc tốt, phê phán các hành vi tiêu cực, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, tôn vinh cá nhân có cách thức sản xuất tiên tiến, phục vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

2. Hình thức tác phẩm dự Giải

- Loại hình báo chí dự Giải gồm 4 loại hình: Báo in, Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình) và báo điện tử;

- Thể loại báo chí dự Giải: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, phóng sự, phóng sự điều tra, ghi chép, ký báo chí, bài chân dung, giao lưu, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp, phim tài liệu truyền hình…

- Tác phẩm phải đảm bảo tính chính xác, có tính thuyết phục cao về nội dung và hình thức thể hiện.

3. Đối tượng tham gia

- Tất cả các nhà báo, cộng tác viên báo chí trung ương và địa phương là công dân Việt Nam có tác phẩm phù hợp với Thể lệ này đều có thể gửi tác phẩm dự Giải;

- Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm phù hợp với yêu cầu và điều kiện đã nêu. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một tác phẩm thì giải sẽ trao cho nhóm tác giả. Số tác giả của một nhóm tối đa là 04 người.

4- Hình thức thể hiện

 a- Đối với tác phẩm báo in:

+ Mỗi tác phẩm là một tin hoặc một loạt tin (không quá 05 tin), một bài hoặc một loạt bài cùng tiêu đề (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả (hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên), về cùng một sự kiện, cùng một đề tài. Không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo khác nhau, không có tên loạt bài.

b- Đối với tác phẩm phát thanh:

+ Mỗi tác phẩm phải là một (hoặc một loạt) tin, bài về một chủ đề, một sự kiện hoặc một đối tượng, phát một kỳ hoặc nhiều kỳ.

+ Thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng, hấp dẫn.

+ Thời lượng tác phẩm dài nhất không quá 60 phút. 

c- Đối với tác phẩm truyền hình:

+ Mỗi tác phẩm phải là một (hoặc một loạt) tin, bài về một chủ đề, một sự kiện hoặc một đối tượng, phát một kỳ hoặc nhiều kỳ.

+ Thể hiện được đặc trưng của báo hình là hình ảnh động; hình ảnh phải đạt yêu cầu chất lượng.

+ Thời lượng tác phẩm dài nhất không quá 60 phút.

d- Đối với tác phẩm báo điện tử:

+ Phải là tác phẩm sáng tạo lần đầu, viết riêng cho báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in.

+ Thể hiện được đặc trưng của báo điện tử là ngắn, gọn, có tính liên kết.

+ Mỗi tác phẩm là một tin hoặc một loạt tin (không quá 05 tin), một bài hoặc một loạt bài cùng tiêu đề (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả (hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên), về cùng một sự kiện, cùng một đề tài. Không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo khác nhau, không có tên loạt bài.

5- Một số vấn đề cần lưu ý

 - Tất cả các tác phẩm dự Giải phải ghi rõ:  Họ và tên tác giả (cả tên khai sinh và bút danh nếu có), tên tác phẩm, thể loại báo chí, đơn vị, địa chỉ, điện thoại của tác giả; ngày, tháng, năm đăng báo, tạp chí hoặc phát sóng của tác phẩm. Những hồ sơ không đúng Hướng dẫn sẽ bị loại. Hội đồng Giải sẽ không giải quyết các khiếu nại, đề nghị về việc thay đổi hoặc bổ sung tên tác giả đối với tác phẩm đoạt Giải.

- Đối với tác phẩm báo in, báo điện tử phải là bản in chính hoặc sao chụp từ báo in, báo điện tử, nhưng phải sạch, đẹp, rõ ràng. Nếu tác phẩm có sự tiếp nối nhỏ, lẻ, phải cắt dán phần tiếp nối trên giấy trắng khổ A4 hoặc A3 và đánh số trang rõ ràng phần tiếp nối. Tác phẩm báo điện tử phải được in giấy khổ A4, ghi rõ tên báo, tên tác giả và thời gian đăng tải, có hình giao diện của báo, đường link của bài; không sử dụng bài từ báo in đăng trên báo điện tử;

- Đối với tác phẩm phát thanh, phải ghi lên đĩa CD hoặc USB, mỗi đĩa/USB chỉ ghi 01 tác phẩm và trên nhãn đĩa ghi rõ tên đơn vị, tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời lượng và thời gian phát sóng; kèm theo văn bản phần lời của tác phẩm. Nếu là tiếng dân tộc phải có bản dịch ra tiếng phổ thông.

- Đối với tác phẩm báo hình, phải ghi lên đĩa VCD hoặc DVD, USB, mỗi đĩa/USB chỉ ghi 01 tác phẩm và trên nhãn đĩa ghi rõ tên đơn vị, tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời lượng và thời gian phát sóng; kèm theo bản thuyết minh. Nếu là truyền hình tiếng dân tộc phải dịch ra tiếng phổ thông.

- Những tác phẩm bị coi là phạm quy (bị loại) là tác phẩm không đáp ứng các quy định đã nêu trên.

Ban Tổ chức được quyền sử dụng tác phẩm đoạt giải để tuyên truyền.

Trao giải Nhì cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: PV

III. ĐIỀU KIỆN DỰ GIẢI

- Các tác phẩm báo chí đã đăng tải trong thời gian từ tháng 12/2021 đến 15/10/2022 trên các báo in, báo điện tử được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí;

- Không xem xét tác phẩm dự giải của tác giả vi phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác cũng như vi phạm về vấn đề bản quyền;

- Các tác phẩm dự Giải cần phải có chữ ký xác nhận của lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc lãnh đạo cấp Hội.

IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

1. Đối với báo in và báo điện tử

01 giải Nhất

02 giải Nhì

03 giải Ba  

05 giải Khuyến Khích

2. Đối với phát thanh và truyền hình

01 giải Nhất

02 giải Nhì

03 giải Ba  

05 giải Khuyến Khích

(Những tác giả đoạt giải thưởng sẽ được cấp Giấy chứng nhận của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức)

Trao giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: PV

V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM DỰ GIẢI

1. Thời gian

- Nhận bài từ ngày phát động đến hết ngày 15/10/2022 (theo dấu bưu điện);

- Tổng kết, trao giải: Dự kiến tháng 11 năm 2022

2. Cách thức gửi bài

a) Qua đường bưu điện, xin gửi về:

Ban Tổ chức Giải báo chí “Về Đồng bằng sông Cửu Long”;

Địa chỉ: Tạp chí Người Làm Báo, Tầng 4, Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam - Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.32262.994; DĐ: 0977.552.610 (gặp đồng chí Lan).

b) Qua thư điện tử (email): lambaovatruyenthong@gmail.com (Chỉ áp dụng với các tác phẩm báo điện tử). Yêu cầu: Gửi kèm đường link bài báo, ghi tên báo, thời gian đăng tải, tên tác giả; tiêu đề cần ghi rõ: Tác phẩm dự Giải  “Về Đồng bằng sông Cửu Long”.  

Chi tiết xin liên hệ: Ban Thư ký tổng hợp Giải

- Tại Hà Nội: ĐT (024)32.262.994, di động: 0977.552.610 (chị Lan).

- Tại TP.HCM: ĐT: (028)39.913.424, di động: 0917.527.072 (chị Bích);

Website: nguoilambao.vnlambao.com.vn

TM.BAN TỔ CHỨC
TRƯỞNG BAN

(đã ký)

PGS,TS Nguyễn Thành Lợi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top