Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Những tấm gương sáng thầm lặng

Dù ngày nắng hay mưa, kể cả khi đêm tối, những nữ công nhân vận hành tại các nhà máy điện vẫn hăng say, miệt mài với công việc mình đã chọn.

Công nhân vận hành tại các nhà máy điện là một nghề nhiều vất vả, lắm nhọc nhằn. Không chỉ thức khuya, dậy sớm, các công nhân còn phải đối mặt với nguy cơ khi môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều máy móc, thiết bị, tiếng ồn, rung động lớn và các hóa chất độc hại. Bởi thế, tại các nhà máy điện, đa phần lực lượng vận hành là nam giới. Đối với phụ nữ khi đảm nhiệm vị trí này, khó khăn mà các chị phải đối mặt còn nhiều hơn thế.

Những bông hoa mạnh mẽ

Đến thăm Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, chúng tôi được trò chuyện với chị Lê Thị Hạnh Thủy, công nhân vận hành bơm dầu đốt lò. Thời điểm chị vào nghề còn rất trẻ, tròn 19 tuổi. Môi trường làm việc nhiều bỡ ngỡ, choáng ngợp với nhiều thiết bị, máy móc công suất lớn. Khi ấy bản thân chị cũng không biết liệu có hoàn thành được công việc hay không.

May mắn khi được lãnh đạo và đồng nghiệp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ. Đến nay, chị Hạnh trở thành nữ công nhân vận hành chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm với 36 năm tuổi nghề. Từng máy móc, thiết bị trong nhà máy trở nên quen thuộc, thậm chí vào đến cửa trạm, nghe tiếng máy hoạt động, chị có thể nhận ra, máy bơm nào đang hoạt động.

Chị Lê Thị Hạnh Thủy kiểm tra thiết bị trong dây chuyền sản xuất

Mỗi ngày khi vào ca trực, chị Hạnh Thủy sẽ kiểm tra tỷ mỷ từng chi tiết máy móc thiết bị, các thông số kỹ thuật. Đặc biêtk vào mùa khô, chị cũng như đồng nghiệp càng nêu cao tinh thần trách nhiệm, kiểm tra thiết bị sát sao, để tránh những sự cố bất thường có thể xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình phát điện.

Nhìn đôi bàn tay của nữ công nhân vận hành này, chúng tôi thấy rõ những vết chai sạn dày theo năm tháng. Tình yêu nghề của chị Hạnh Thủy cũng ngày càng sâu đậm, như từng nhịp đập âm thầm mà bền bỉ của trái tim người lao động.

Chị Trần Thu Hiền, kỹ sư hóa phân tích tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (người đầu tiên)

Cũng trưởng thành từ môi trường nhà máy nhiệt điện, chị Trần Thu Hiền, kỹ sư hóa phân tích tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng có hơn 17 năm công tác. Khi nhắc về cái duyên đến với nghề, Thu Hiền cho biết “bố chị cũng là công nhân ngành điện. Từ nhỏ chị đã cùng bố vào nhà máy tham quan để hiểu hơn về công việc của bố, từ đó, chị bắt đầu yêu thích công việc này. Từ năm 2007 – 2010, chị thi chức danh, để được chính thức vận hành hệ thống khử khoáng, cung cấp nước cho lò hơi. Đến tháng 9/2023, chị được đề cử lên làm trưởng kíp và gắn bó với công việc này cho đến nay”.

Tình yêu nghề được nhen nhóm từ bé, khi lớn lên, chị cũng giống như bố của mình, gắn liền thanh xuân bên máy móc, thiết bị nhà máy điện. Khi đã chọn gắn bó với công việc đặc thù vất vả, phải làm việc theo ca, kíp. Nhất là những ca khuya kéo dài từ 23 giờ đêm cho đến 7 giờ sáng hôm sau, bản thân chị Thu Hiền tự rèn luyện cho mình ý chí “thép”.

Việc thay đổi múi giờ sinh hoạt, bên cạnh đó, việc xử lý nước cung cấp cho lò hơi, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cũng khiến cuộc sống của nữ công nhân vận hành gặp không ít khó khăn.

Vượt khó khăn, chân cứng đá mềm

Bà Dương Thị Định, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng cho biết: nữ công nhân vận hành phải làm việc theo ca, kíp, do đó phải phân bố thời gian, sắp xếp hài hòa, hợp lý giữa công việc công ty và gia đình. Khó khăn của các chị em là khi con còn nhỏ hoặc ở độ tuổi đi học, không có nhiều thời gian chăm sóc, đưa đón. Còn vào các dịp lễ Tết, các chị em cũng phải trực ca để đảm bảo công tác sản xuất.

Khi phụ nữ là công nhân ngành điện, các chị vừa phải đảm đương vai trò người vợ, người mẹ với vô vàn những khos khawn, vừa phải hoàn thành mọi nhiệm vụ được công ty giao phó. Nhiều khó khăn, gian truân và cả những hy sinh, đôi lúc các chị phải gác lại chuyện riêng để đặt nhiệm vụ công việc lên hàng đầu. Tuy nhiên các chị vẫn luôn mạnh mẽ vượt qua, cống hiến hết mình vì sứ mệnh phát điện.

Làm việc ở các nhà máy điện, việc không có ngày lễ, Tết trọn vẹn cũng trở nên quá đỗi thường tình. Người ta thường nói “nghề chọn mình”, thế nhưng với chị Thu Hiền, chị Hạnh Thủy hay những chị em khác đang là công nhân vận hành của ngành điện lại có đôi phần khác biệt.

Các chị đã lựa chọn, từng bước vượt qua những khó khăn, để rồi yêu và sống cùng ngành điện. Các chị không hề kém cạnh nam giới, vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa khéo léo vun vén cho mái ấm gia đình. Mọi nỗ lực của các chị đã cho thấy, khi lòng yêu nghề đủ lớn, những vất vả, thử thách bỗng trở thành những điều nhỏ bé.

“Sức khỏe của mình không như nam giới, nhiều khi mưa gió rét lắm, nhưng cứ đến giờ là mình đi, bất kể mưa to gió lớn, để đảm bảo giao ca, nhận ca trong nhà máy”.

“Làm công nhân ngành điện nhiều năm, kỷ niệm vui, buồn rất nhiều. Nếu được chọn lại, tôi vẫn lựa chọn là công nhân ngành Điện. Mặc dù những ngày lễ, Tết mọi người được về quê sum vầy bên gia đình, nhưng chúng tôi vẫn đi làm, không có ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật. Thế nhưng, tôi vẫn cảm thấy rất vui khi đóng góp một phần nhỏ cho nhiều gia đình có nguồn sáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”.

Các nữ công nhân vận hành làm việc theo ca trực vào ban đêm

Những chia sẻ, cảm xúc quá đỗi thân thương của chị Hạnh Thủy, chị Thu Hiền, trong ánh mắt họ rạng ngời niềm hạnh phúc giản dị nhưng sâu sắc. Hạnh phúc vì đôi chân đã vững bước qua bao thăng trầm của nghề. Hạnh phúc vì đôi tay đã cần mẫn, vun đắp cho tổ ấm gia đình. Và trên hết, hạnh phúc vì họ là những “nữ công nhân ngành điện Việt Nam” đầy tự hào.

Ngọc Mai

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top