Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Nhà trường phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Công văn 4268/Bộ GDĐT-GDTC hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2022- 2023.

Ảnh minh họa.

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phối hợp với cơ quan BHXH các cấp tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện BHYT HSSV, bảo đảm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe ban đầu của HSSV trong trường học, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.

Cụ thể, đối với công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao (GDTC, HĐTT), Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC, bố trí thời gian hợp lý, khoa học góp phần nâng cao chất lượng giờ học; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và cách đánh giá tạo hứng thú, yêu thích môn học, không gây áp lực cho HSSV; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các chương trình, dự án nhằm phát triển công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học.

Tổ chức các hoạt động thể thao gắn liền với nội dung môn học GDTC, đa dạng hóa các hình thức vận động, khuyến khích HSSV tích cực, chủ động tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất; duy trì việc tập luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy các bài tập phát triển kỹ năng tự vệ, kỹ năng an toàn... cho HSSV; đẩy mạnh việc thành lập và duy trì nền nếp, nâng cao hiệu quả và mở rộng không gian hoạt động của câu lạc bộ thể thao trong các cơ sở giáo dục; tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp trường, cụm trường, cấp toàn ngành cho HSSV, thành lập đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu thể thao các cấp và cử HSSV tham gia các sự kiện thể thao của khu vực, châu lục, thế giới.

Đồng thời rà soát và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị dành cho GDTC, HĐTT trong các cơ sở giáo dục; xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan quản lý về thể thao tại địa phương trong việc hỗ trợ sử dụng các công trình thể thao trên địa bàn cho HSSV được tập luyện, thi đấu.

Cùng với đó, các Sở GD-ĐT cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của ngành Y tế về công tác phòng chống dịch CovidD-19. Không chủ quan, lơi lỏng; chủ động nắm chắc tình hình, dự báo dịch Covid-19 có thể diễn biến phức tạp để xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ em, HSSV, cán bộ, nhà giáo và sẵn sàng ứng phó với tác động tiêu cực của dịch đối với ngành Giáo dục. Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch tiêm chủng phòng dịch Covid-19 cho trẻ em, HSSV.

Xây dựng kế hoạch và phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trẻ em, HSSV kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng chống dịch Covid-19, các loại dịch bệnh khác như Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Rubella, Cúm A, Đậu mùa khỉ... và các bệnh không lây nhiễm trong trường học.

Bên cạnh đó, cần kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế trường học. Các Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch, triển khai kiện toàn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học (chuyên trách và kiêm nhiệm) theo Chương trình bồi dưỡng do Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học.

Đặc biệt, các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT phối hợp với cơ quan BHXH các cấp tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện BHYT HSSV, bảo đảm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe ban đầu của HSSV trong trường học, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.

Bộ GD-ĐT yêu cầu nhà trường bảo đảm môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Tăng cường công tác nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học, chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; xây dựng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản các công trình cấp nước và công trình vệ sinh trong trường học; bảo đảm đủ nước uống cho học sinh, nước sinh hoạt và điều kiện nhà vệ sinh trong trường học. Tiếp tục tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em, học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế trường học; bồi dưỡng cấp chứng chỉ dạy bơi an toàn cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai, kiểm soát tình hình tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em, học sinh.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top