Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cõng

20:33 12/07/2016 - Đời & Nghề
Ngày ấy, Ong Vò Vẽ đang là cắt cử thay phiên nhau đi lao động - tăng gia sản xuất cải thiện đời sống trên khu Mỏ Chén - Ba Vì, Sơn Tây, Một trận mưa rào kéo dài cả tiếng đồng hồ. Nước mưa từ núi Tản Viên xối xả đổ về, nước đỏ ngầu cả một con suối cạn.

Trong đoàn đi tăng gia sản xuất có một cô em gái rất xinh - cấp hàm thiếu úy, tốt nghiệp đại học từ nước Nga Xô Viết. Đến con suối, em cứ ngần ngà ngần ngừ sợ dòng nước đục ngầu. Một chàng trai - thiếu úy phóng viên cùng tờ báo với Ong Vò Vẽ tụt lại cuối hàng quân. Nhanh như tên lửa, chàng nhà báo - thiếu úy nọ ghé lưng vừa bế, vừa cõng em gái xinh đẹp nọ qua dòng suối chảy. Nhanh như chớp, đến mức cô em chẳng kịp phản ứng gì, cứ quàng tay vào cổ chàng mà vượt suối, lãng mạn khỏi chê.

Ngày ấy không có Facebook, cũng chẳng có ai chụp ảnh, chụp hình chàng cõng nàng để đưa lên mạng méc với bạn bè, cho cư dân mạng được phóng viên một tờ báo nọ. Ong Vò Vẽ được cấp trên nay là ngoại thành Hà Nội. phen đàm tiếu, “bình luận” như ngày nay. Thời công nghệ thông tin chưa bùng nổ, lạc hậu thật đấy, nhưng cuộc sống lại êm ả, chẳng sợ bị “ném đá”. Cả trăm người trong đoàn quân đi lao động Mỏ Chén ngày ấy chia ra ba phe. Phe A, khen chàng đáng mặt đàn ông, lãng tử, được lắm. Phe B thì khe khắt, chê bai, cho rằng chàng là tiểu tư sản thành thị, có dấu hiệu quan hệ nam nữ bất chính (trời đất!). Phe C thì chẳng bận quan tâm, chuyện nhỏ như con thỏ, minh bạch như ban ngày, đàn ông thì giúp đỡ phụ nữ những chuyện đại loại như thế, chõ miệng vào làm gì.

Chỉ có vậy mà cũng rì rầm bàn tán cả tuần, ngồi lê đôi mách chuyện chàng cõng nàng. Trong đoàn, có một đồng nghiệp xấu chơi. Về tòa báo, hắn trèo lên lầu mách lẻo Tổng biên tập để kể công. Giống người xu nịnh thường bép xép như vậy. Nghe xong Tổng biên tập hỏi “choọc dưa”: “Thế cậu ấy có vợ chưa?”. “Dạ, chưa ạ!”. “Thế cô thiếu úy có chồng chưa”. “Dạ chưa ạ!”. Sếp kết luận: “Vớ vẩn, toàn chuyện vớ vẩn”. Được biết, sau này chàng và nàng yêu nhau, nên vợ nên chồng ngon ơ.

Ngày nay, trong làng báo cũng có chuyện đồng nghiệp được cõng qua vài ba mét đường bị ngập sau một cơn mưa lớn. Bữa đó, mọi người đi dự một cuộc họp, nước ngập đường, cả chục người cùng được cõng - tự nguyện cõng hỗ trợ nhau chút xíu. Một đồng nghiệp dùng điện thoại chụp ảnh cõng nhau. Đồng nghiệp nọ vô tình đưa tấm ảnh lên Facebook. Cư dân mạng đua nhau chia sẻ, bình phẩm, có cả những lời bình ác ý, nâng thành quan điểm to tát. Người trong cuộc, khi sức khỏe đang có vấn đề, suy nghĩ việc cõng nọ - hỗ trợ nhau chút xíu thật đơn giản. Người cẩn trọng cho rằng, dù sao việc để người khác cõng mình như vậy cũng là điều nên tránh. Cái chợ... trời thông tin mạng - thời công nghệ số không cẩn thận là thành “con dao hai lưỡi”, cứ như bỡn. Có những việc chỉ nhỏ như con kiến, người nọ người kia chẳng rõ đầu cua tai nheo gì mà cứ “bình luận” tùm lum lên, thậm chí suy luận, xuyên tạc ra trăm chuyện bà rằn, vô tình làm hại mình, hại người, hại đời!

Ong Vò Vẽ
Tạp chí Người Làm Báo số 388 - 6/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top