Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Bản sắc văn hóa dân tộc

23:21 28/10/2016 - Đời & Nghề
Đồng nghiệp báo chí tỉnh Lâm Đồng thịnh tình đón tiếp, giao lưu với đồng nghiệp báo chí tỉnh Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 25 đến ngày 30/9/2016.

Toàn cảnh quảng trường Đà Lạt nhìn từ trên cao. Ảnh: Hà Hữu Nết

Lâm Đồng & Chiang Mai tương đồng về văn hóa, thời tiết, khí hậu, độ cao, tiềm năng du lịch. Ở Thái Lan người ta coi Chiang Mai như là Đà Lạt của Việt Nam. Ở Việt Nam, Đà Lạt cũng được coi như là Chiang Mai của Thái Lan.

Hai bên kết bạn từ nhiều năm nay, nên từ phút đầu gặp gỡ đã không còn khoảng cách. Đồng nghiệp Chiang Mai đến Lâm Đồng - Đà Lạt, thành phố ngàn hoa như về chính nhà mình. Những cuộc trò chuyện, tâm tình về nghiệp vụ, về tác nghiệp nồng ấm và ý nghĩa.

Chủ tịch Hội Nhà báo Chiang Mai là người làm báo dũng cảm chống tiêu cực. Ông đã bị bọn mafia Thái bắn thủng bụng sau khi ông viết và cho đăng loạt bài phanh phui vụ tiêu cực rút ruột công trình giao thông. Chủ tịch Hội Nhà báo Lâm Đồng, Nguyễn Thanh Nhân mời bạn đồng nghiệp Chiang Mai về nhà mình thưởng thức cà phê xứ sương mù - cao nguyên Di Linh.

Cả nhà anh, vợ và con gái hát dân ca Thái - Việt, do chính anh đánh đàn ghi ta. Cả nhà bao trọn gói chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn”, sâm banh nổ rền, vang Đà Lạt và cà phê phin bốc khói, chơi hết mình, vui hết cỡ, nghĩa tình đồng nghiệp “Nối vòng tay lớn” còn gì hơn thế.

Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân, Chủ tịch Hội Nhà báo Lâm Đồng, đến phút chót đã dành cho bạn sự bất ngờ thú vị. Đà Lạt - Đức Trọng - Lâm Đồng sau cơn mưa sớm, trời tạnh ráo. Ngày hôm trước, TP. Hồ Chí Minh đón nhận cơn trút nước của ông trời hiếm có, nhưng thời tiết Đà Lạt dễ chịu, se se lạnh. Sân bay Liên Khương - Đức Trọng nắng vàng mật ong trải nhẹ, những bông hoa dã quỳ trái mùa màu vàng rực rỡ mà người Thái rất thích thấp thoáng bên sườn núi. Bí mật và bất ngờ, các đồng nghiệp Chiang Mai được đồng nghiệp Lâm Đồng hướng dẫn đến thăm, giao lưu với câu lạc bộ bản sắc dân tộc Thái thị trấn Liên Nghĩa.

Sau giây phút đầu gặp mặt, những giãi bày tâm sự, họ hòa vào nhau, cùng nhau múa hát, nhảy sạp, múa quạt, chơi khèn, múa lăm vông... Giao lưu văn hóa, có điểm rất hiểu nhau, nhưng có nét khác biệt. Người Thái Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan và người Thái ở Liên Nghĩa, nguồn gốc chủ yếu từ tỉnh Lai Châu của Việt Nam.

Ngôn ngữ đồng điệu, nhưng trong giao tiếp họ chỉ hiểu nhau khoảng 30%; phong tục tập quán, văn hóa cũng có nhiều nét không giống nhau. Nhưng họ gần gũi nhau đến lạ. Tình cảm bộc bạch từ trái tim rất dễ cảm nhận. Ông Lò Văn Hân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bản sắc Văn hóa Thái tâm tình: “Các bạn Chiang Mai đến đây, chúng tôi vui lắm, nhớ lắm.

Mong sao lần sau các bạn lại đến cùng chúng tôi múa hát, ăn những món ăn dân tộc do chính chúng tôi chuẩn bị như hôm nay”. Ông Amnat Jongyotying, Chủ tịch Hội Nhà báo Chiang Mai xúc động: “Hôm nay là một ngày tuyệt vời, hạnh phúc tuyệt vời, ấn tượng tuyệt vời”.

Trăm nghe không bằng một thấy. Nhà báo, dù Việt hay Thái đến với các vùng miền, về với bà con dân tộc của mình có cùng gốc gác nguồn cội sẽ cảm nhận được rất nhiều điều. Cuộc sống là vậy, đời và nghề là vậy. Lý luận xám xịt, cây đời mãi mãi xanh tươi.

Ong Vò Vẽ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top