Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Xây dựng quy định đạo đức người làm báo Việt Nam

Hội Nhà báo VN tổ chức góp ý kiến xây dựng Quy định đạo đức người làm báo VN, phù hợp với luật Báo chí 2016.

Sau 11 năm thực hiện, Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN không còn phù hợp với hoạt động thực tiễn của báo chí cũng như với luật Báo chí vừa được QH thông qua tháng 4/2016.

Do đó, Hội Nhà báo VN kêu gọi các hội viên và người làm báo cả nước đóng góp, đề xuất, sáng kiến để xây dựng một Quy định mới, phù hợp hơn, không nhất thiết là 9 điều như hiện nay.

Việc này sẽ được tiến hành song song với việc triển khai quán triệt luật Báo chí 2016, dự kiến hoàn thành và ra được Quy định mới vào cuối tháng 9 năm nay, để có thể bắt đầu học tập và thực hiện Quy định đạo đức người làm báo VN từ tháng 10/2016.

Các ý kiến đóng góp có thể gửi về Ban Kiểm tra Hội Nhà báo VN (bankiemtrahnbvn@gmail.com)

Nhân dịp này, Chủ tịch Hội Nhà báo VN Thuận Hữu cũng kêu gọi hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí VN.

"Mỗi hiện vật, thước phim, tờ báo, tấm ảnh dù nhỏ nhất, đơn giản nhất liên quan đến nghề báo, người làm báo, phản ánh các sự kiện lịch sử phong phú của đất nước và dân tộc, đều có giá trị lịch sử không thể thay thế. Nhưng các hiện vật đó hiện đang rải rác nhiều nơi, trong và ngoài nước, và đang có nguy cơ mai một", ông Thuận Hữu nói.

"Mỗi sự chậm trễ hoặc thờ ơ lúc này đều có thể khiến thêm một tờ báo quý bị thất lạc, thêm một bức ảnh giá trị bị hư hỏng, thêm một hiện vật mất dấu vết, thêm một nhân chứng ra đi...".

Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN hiện hành

Điều 1: Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.

Điều 2: Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

Điều 4: Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.

Điều 5: Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.

Điều 7: Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

Điều 8: Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.

Điều 9: Gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác.

Nguồn: Báo Vietnamnet

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top