Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

VÔ DANH

19:53 01/08/2023 - Diễn đàn

CẢ NHÁY: Chú Phó Nhòm này, không hiểu sao gần đến ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tôi cứ thấy áy náy thế nào ấy?

PHÓ NHÒM: Bác Cả Nháy áy náy thế nào áy náy thế nào mới được chứ?

CẢ NHÁY: Là cái chuyện đổi cách ghi trên bia mộ Liệt sĩ vô danh ấy!

PHÓ NHÒM: Tưởng gì chứ chuyện đó thì Điều 152 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 về “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng” đã quy định phải đổi thành “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin”. Chính phủ đã có quy định, ta cứ thế mà làm, có gì mà phải áy náy cơ chứ!

CẢ NHÁY: Đành rằng thế, nhưng cách gọi Liệt sĩ vô danh đã có từ hơn nửa thế kỷ nay, mang ý nghĩa trân trọng, thành kính đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, hiến đâng cả cuộc đời, cho non sông, đất nước, vì sự trường tồn của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tên gọi Liệt sĩ vô danh đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa, vào văn hóa dân tộc, trở thành một giá trị sâu đậm trong cách nghĩ, lối sống của người dân Việt Nam.

Nói đến mộ Liệt sĩ vô danh người ta vẫn hiểu là mộ của liệt sĩ chưa xác định được danh tính do lý do nào đó. Đây là chưa rõ danh tính chứ không đơn thuần là chưa rõ tên. Tôi cứ nghĩ, nếu ai đó cho rằng nói Liệt sĩ vô danh là nói liệt sĩ không có tên, thì đúng là cách nghĩ có phần khang khác với bình thường. Bởi một lẽ đương nhiên, ai sinh ra ở đời cũng có tên do cha mẹ hay ông bà đặt cho rồi.

Hơn nữa, cách diễn đạt “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” còn khiến người ta có thể hiểu rằng đó là mộ của người chưa xác định được có phải liệt sĩ không. Tóm lại, gọi như thế không những không hay gì hơn, không đẹp gì hơn, không rõ gì hơn, mà còn tối nghĩa, dài lời, tốn giấy mực, làm cho ngôn từ trang nghiêm bị tầm thường hóa. Như thế thì vị ơn không bằng vong ơn, vị nghĩa không bằng phụ nghĩa với người đã khuất.

Chưa hết...

PHÓ NHÒM: Úi chà, Bác Cả đã lý sự lòng thòng, rồi chơi chữ lòng vòng thế mà vẫn còn chưa hết sao?

CẢ NHÁY: Đúng là chưa hết áy náy về cái khoản chi phí. Tôi đọc báo thấy rằng chỉ riêng một tỉnh Quảng Nam đã phải chi phí hơn 12 tỷ đồng để đổi tên cho 61.000 mộ liệt sĩ vô danh. Vậy 62 tỉnh, thành phố còn lại của cả nước phải chi bao nhiêu tiền để làm việc này cho đủ?

PHÓ NHÒM: Bác Cả lại áy náy hơi bị trái khoáy rồi. Theo em, để tôn vinh đối với các liệt sĩ, những người đã hy sinh xương máu cho dân tộc, cho đất nước, thì đừng bao giờ nên so đo, tính toán tiền nong!

CẢ NHÁY: Chú Phó này, tiền đâu phải là rác mà không cần so đo, tính toán khi chi tiêu. Đó là mồ hôi, nước mắt của người lao động cả đấy. Còn về việc tôn vinh các liệt sĩ, đương nhiên ta phải làm. Nhưng tôn vinh liệt sĩ cũng là để động viên, hỗ trợ cải thiện cuộc sống gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước, giáo dục các thế hệ con em ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để sống có trách nhiệm với xã hội, v.v... Vấn đề là phải cân nhắc, tính toán xem làm việc gì cần kíp hơn, có ích hơn, có ý nghĩa hơn, nhất là việc phải đúng đắn và hợp lòng dân hơn!

PHÓ NHÒM: Nghe Bác Cả nói, em cũng lại thấy áy náy!

CẢ NHÁY: Chú Phó mà cũng áy náy thì lạ nhỉ! Thế mà tôi cứ tưởng cái tính khí thích gì làm nấy, không cần tính toán trước sau, được mất như Chú thì không bao giờ phải áy náy với cái gì!

PHÓ NHÒM: Bác Cả nói thế không oan cho em lắm sao?

CẢ NHÁY: Oan gì mà oan? Có mà oan Thị Mầu! Để tôi nói cho Chú Phó nghe:

            Tên gọi Liệt sĩ vô danh

            Trải bao năm tháng đã thành thiêng liêng;

            Xin cho được bình yên hai chữ,

            Ngàn đời sau gìn giữ vinh danh:

            Những người Liệt sĩ vô danh,

            Hóa thân vào sông núi, hóa thành hồn thiêng!

Linh Sơn 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top