Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Vinamilk và Ceo Mai Kiều Liên được vinh danh trong chương trình thương hiệu mạnh nhất Việt Nam 2022

Ngày 12/10 tại Hà Nội, trong sự kiện Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022, Vinamilk đã được vinh danh với vị trí dẫn đầu trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2022. Trước đó, thương hiệu có giá trị 2,8 tỷ USD này cũng đã đạt được nhiều.

Tại sự kiện, nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10, Tổng Giám đốc Vinamilk – Bà Mai Kiều Liên đã được đặc biệt vinh danh là Doanh nhân Xuất sắc 2022 với nhiều đóng góp cho những bước tiến của ngành sữa Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. 

Thành lập năm 1976, có thể nói, Vinamilk là doanh nghiêp đặt những viên gạch đầu tiên của ngành công nghiệp chế biến sữa và chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại, chuẩn quốc tế. Trải qua 46 năm phát triển, hiện Vinamilk đã nằm trong Top 40 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới về doanh thu và thuộc Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu. Với doanh thu hiện đạt hơn 61.000 tỷ đồng, Vinamilk hiện đang sở hữu và quản lý hơn 40 đơn vị thành viên gồm hệ thống các nhà máy, trang trại, chi nhánh… cả trong và ngoài nước. Có thể nói, không chỉ là doanh nghiệp lớn trong nước mà Vinamilk đã khẳng định rõ nét hơn thương hiệu của mình khi vươn ra thế giới.

Đại diện Ban tổ chức chương trình trao giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc 2022 cho Bà Mai Kiều Liên.

Trong hành trình 46 năm xây dựng nên vị thế thương hiệu Vinamilk, không thể không kể đến vai trò của bà Mai Kiều Liên. Tham gia vào Vinamilk từ những ngày đầu thành lập sau khi du học trở về nước, bà Mai Kiều Liên đã gắn bó cùng doanh nghiệp qua nhiều giai đoạn phát triển. Tại mọi cương vị, vai trò và sự ảnh hưởng của doanh nhân quyền lực ngành sữa này vẫn luôn rõ nét, không chỉ với Vinamilk mà còn với các thế hệ doanh nhân trẻ sau này. Năm 2022 cũng là tròn 30 năm bà Mai Kiều Liên đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của Vinamilk, gầy dựng và phát triển nên một doanh nghiệp sữa lớn nhất của đất nước và ngày càng gia tăng giá trị thương hiệu trong ngành sữa toàn cầu. 

Bà Mai Kiều Liên (áo đỏ) tại sự kiện Khởi công Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu hồi tháng 5/2022.

Sáng tạo – Chất lượng là những “từ khóa” được nữ lãnh đạo này thường xuyên nhắc đến và tạo thành tôn chỉ hành động, văn hóa của Vinamilk trong quá trình đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Ở góc độ một doanh nhân, bà Mai Kiều Liên luôn là hình mẫu của thế hệ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam, bản lĩnh, sáng tạo, kiên định và tài ba và có tầm ảnh hưởng lớn. 

Với các đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, ngành và đất nước, bà Mai Kiều Liên đã được trao Danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì (2006, 2001), được vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới (2017). Bà cũng nhiều lần được các tổ chức quốc tế uy tín như Nikkei, Forbes châu Á bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á trong nhiều năm liền, và là người duy nhất được Forbes Việt Nam trao tặng danh hiệu “Thành tựu trọn đời” ghi nhận sự cống hiến và tầm ảnh hưởng tại Việt Nam cũng như quốc tế.

Bà Mai Kiều Liên, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Vinamilk .

Bảng xếp hạng Thương hiệu mạnh năm 2022 bao gồm những thương hiệu thể hiện khả năng thích ứng, trụ vững và tăng trưởng trong đại dịch Covid-19 với các tiêu chí bình chọn gồm: sáng tạo, đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và yêu cầu của bối cảnh mới.

Năm nay, ngoài các tiêu chí đã có qua nhiều năm bình chọn, “ứng dụng công nghệ”, “chuyển đổi số” vào hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chí nổi bật được đưa vào các đánh giá. Sau giai đoạn biến động do Covid-19 thực tế cho thấy các doanh nghiệp có sự chuẩn bị sớm về công nghệ, nhanh chóng chuyển đổi đều mang lại các hiệu quả ngay lập tức và cả trong dài hạn.

Các nhà máy của Vinamilk đều có tính tự động hóa, quản lý trung tâm, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất.

Vinamilk được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số từ sớm và một cách toàn diện trong hầu hết các mắc xích quan trọng của chuỗi cung ứng. Lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ rằng xác định quá trình chuyển đổi cần được duy trì, thúc đẩy liên tục, chiến lược này đang được Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh và áp dụng toàn diện, hầu hết các quy trình của công ty đã được số hóa. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với các biến động do đại dịch tạo ra và cả trong giai đoạn “hậu Covid-19” hiện nay. 

Bà Mai Kiều Liên cho biết thêm Vinamilk đã thành lập các bộ phận chuyên trách về chuyển đổi số và phát triển bền vững – kinh tế tuần hoàn, để đáp ứng cho những mục tiêu lớn của công ty và sẵn sàng cho lộ trình chuyển đổi mạnh mẽ sắp tới. Hiện nay Vinamilk cũng đang xây dựng lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới trung hòa carbon bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết chung của Việt Nam tại COP26. 

 

Tất cả các trang trại của Vinamilk đã hoàn tất lắp đặt pin năng lượng mặt trời.

Trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh năm 2021, Vinamilk đã hoàn thành lắp đặt năng lượng mặt trời cho tất cả các trang trại và đang triển khai trên tất cả các nhà máy để giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng. Chuyển đổi, gia tăng tỷ lệ năng lượng xanh – năng lượng tái tạo trong hệ thống nhà máy, trang trại, song song ứng dụng tư duy kinh tế tuần hoàn để quản lý, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng. Các chương trình hành động hướng đến phát triển bền vững cũng được Vinamilk thúc đẩy nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững của công ty.  

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top