Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Triển lãm "75 năm trọn nghĩa vẹn tình"

14:51 27/07/2022 - Văn hóa xã hội
Ngày 26/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục văn thư lưu trữ Nhà nước tổ chức Triển lãm “75 năm trọn nghĩa vẹn tình” tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022).

Đông đảo bạn trẻ tham quan triển lãm "75 năm trọn nghĩa vẹn tình". Ảnh: TTXVN phát

Hơn 150 bức ảnh, tư liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm theo 3 phần. Phần 1 chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh - liệt sỹ”, giới thiệu những hình ảnh tư liệu, văn bản lưu trữ thể hiện tình cảm và sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Đặc biệt, người xem ấn tượng với bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần thăm hỏi thương - bệnh binh, gia đình liệt sỹ; các Sắc lệnh về công tác thương binh - liệt sỹ do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành…

Phần 2 chủ đề “75 năm trọn nghĩa vẹn tình”, giới thiệu những hình ảnh thể hiện sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước đối với công tác thương binh - liệt sỹ cùng các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" ở nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước. Tiêu biểu như các bức ảnh: Xây dựng, hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người có công; chăm sóc thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; xây, sửa nhà tình nghĩa; ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa"; thăm hỏi tặng quà gia đình, đối tượng chính sách…

“Hà Nội với công tác Đền ơn đáp nghĩa” là chủ đề phần 3, giới thiệu hình ảnh về hoạt động tri ân người có công của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong những năm qua. Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội với trách nhiệm, nghĩa tình sâu nặng luôn nỗ lực, cố gắng chăm lo toàn diện cho người có công với cách mạng. Với số lượng người có công lên tới gần 80 vạn người, chiếm khoảng 12,5% dân số của thành phố và bằng gần 10% tổng số người có công của cả nước, Hà Nội đã vượt qua khó khăn, thách thức, luôn triển khai tốt chương trình "Đền ơn đáp nghĩa", là địa phương tiêu biểu của cả nước trong thực hiện các chính sách đối với người có công.

Tại Triển lãm còn có không gian trưng bày hiện vật, kỷ vật, sách, tác phẩm văn hóa nghệ thuật về đề tài thương binh, liệt sỹ, gia đình cách mạng và người có công. Đó là, một số kỷ vật của các anh hùng liệt sỹ của Hà Nội như liệt sỹ Vũ Xuân Thiều, liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc…

Triển lãm là hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm tôn vinh, tri ân, tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, thương binh và người có công với cách mạng đã hy sinh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục nêu cao và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc trong thời kỳ mới.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 31/7.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top