Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tránh chồng chéo trong thực hiện giám sát của Quốc hội

Sáng 11/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên làm việc và đã quyết định thông qua nghị quyết ban hành Quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, đoàn ĐBQH.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh các địa phương cần tôn trọng việc giám sát của cơ quan quyền lực cao nhất và phải làm cho nghiêm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. 

Báo cáo đã giải trình làm rõ các vấn đề về tổ chức thực hiện giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri, hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Điều 7a và Điều 7b), tổng hợp, theo dõi việc trả lời kiến nghị của cử tri (Điều 51); chất vấn tại kỳ họp Quốc hội; điều hòa hoạt động các đoàn giám sát chuyên đề; việc quy định các nội dung cụ thể về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn; một số nội dung cụ thể phục vụ hoạt động của Đoàn giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành với đa số ý kiến của Ủy ban Pháp luật vì đây là thực tế đã được duy trì qua nhiều khóa Quốc hội. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri, xem xét báo cáo hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh là hoạt động giám sát thường xuyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Theo Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga, tâm lý ở các địa phương đến thăm thì được nhưng giám sát kiểm tra không ai thích hết. 

"Tôi đề nghị nên xem xét thực trạng tại sao. Theo tôi, đoàn giám sát không nên yêu cầu địa phương đón tiếp rườm rà. Mỗi đoàn đi có kinh phí của mình, kinh phí ăn ở thì đoàn tự trả, không nên làm phiền địa phương", bà Nga nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thẳng thắn: "Thực chất nhiều địa phương chưa nghiêm túc đâu, thậm chí cả địa phương lớn coi thường hoạt động giám sát của QH, kể cả hoạt động giám sát tối cao. Có đoàn do Phó chủ tịch QH làm trưởng đoàn giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm mà chỉ có 1 phó chủ tịch ra làm việc cùng vài cấp phó. Điều này thể hiện không nghiêm túc.

"Các ông phải tôn trọng giám sát của cơ quan quyền lực cao nhất chứ, đó cũng là đại diện cho dân đi giám sát cơ mà. Phải làm cho nghiêm", ông nhấn mạnh.

"Chúng ta phải đặt vị trí mình vào lãnh đạo các địa phương. Tuy nhiên cũng nghiêm khắc phê phán các địa phương có thái độ không nghiêm túc. Đoàn do Phó chủ tịch QH cùng 2 bộ trưởng đến giám sát mà địa phương thiếu sự tôn trọng. Không thể Phó chủ tịch QH và các lãnh đạo cấp cao ngồi làm việc với 1 Phó chủ tịch UBND tỉnh”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Với đa số tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua và ban hành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân Tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các tòa án quân sự về tổ chức.

Quy chế áp dụng đối với Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Quốc phòng và cá nhân, tổ chức trong các cơ quan này có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý các tòa án quân sự về tổ chức.

Nguyên tắc phối hợp: Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.