Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Toàn quốc có hơn 5 triệu lượt khám, chữa bệnh BHYT cho HSSV

11:48 29/08/2023 - Văn hóa xã hội
Trong những năm qua, chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt trong đó, đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV) cũng được hưởng thụ nhiều lợi ích thiết thực từ chính sách này.

BHYT đồng hành, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

Theo số liệu của BHXH Việt Nam, diện bao phủ BHYT HSSV qua các năm đều phát triển ổn định với xu hướng tăng dần. Nhiều trường học, địa phương đã đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT. Điều đó thể hiện, nhận thức của các bậc phụ huynh về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT cho con em đã được nâng cao một cách rõ rệt. Nhiều phụ huynh chuyển từ quan niệm chỉ tham gia BHYT lúc ốm đau sang tâm thế chủ động tham gia BHYT ngay từ khi các con đang khỏe mạnh coi đó là cách tốt nhất để phòng ngừa, ứng phó rủi ro và góp phần chia sẻ với cộng đồng thông qua việc tham gia BHYT.

Thực tế cho thấy, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính với chi phí lớn lên tới hàng tỷ đồng, giúp các em và gia đình giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh (KCB), có thêm động lực để yên tâm điều trị bệnh.

08 tháng đầu năm, toàn quốc có trên 2,6 triệu người khám, chữa bệnh BHYT HSSV, trong đó trên 5 triệu lượt khám với tổng chi phí 2.700 tỷ đồng. Trong đó, rất nhiều trường hợp HSSV đi KCB đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn, cụ thể như sau:

Chi phí từ 100 - 200 triệu đồng: có 1.435 HSSV/15.620 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 194,4 tỷ đồng. Chi phí từ 200 - 500 triệu đồng: có 568 HSSV/6.489 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 165,5 tỷ đồng. Chi phí từ trên 500 triệu đồng: có 66 HSSV/817 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 43,0 tỷ đồng.

Một số trường hợp HSSV được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn:

Bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả cao nhất là 1,07 tỷ đồng: mã thẻ HS4797937XXXXXX; sinh năm 2006; địa chỉ 18A Đô Đốc Long, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh; chẩn đoán bệnh chính là "Bệnh của hốc mắt, Viêm cơ tim cấp, Di chứng tổn thương nội sọ”;…

Bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả cao thứ hai là 1,04 tỷ đồng: mã thẻ HS4828222XXXXXX; sinh năm 2008; địa chỉ xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; chẩn đoán bệnh chính là "Thiếu yếu tố VIII di truyền, Sốt xuất huyết nặng;…

Bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả cao thứ ba là 1,04 tỷ đồng (trong đó năm 2022 là 0,66 tỷ đồng, 08 tháng đầu năm 2023 là 0,38 tỷ đồng): mã thẻ HS4013520XXXXXX; sinh năm 2014; địa chỉ 12 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; chẩn đoán bệnh chính là "Gan xơ hóa, Viêm đường mật, Teo đường mật…”;…

Bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả cao thứ tư là 0,92 tỷ đồng (trong đó năm 2022 là 0,69 tỷ đồng, 08 tháng đầu năm 2023 là 0,23 tỷ đồng): mã thẻ HS4010123XXXXXX; sinh năm 2007; địa chỉ phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; chẩn đoán bệnh chính là "Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu không đặc hiệu, Viêm gan virus cấp khác, suy tủy xương vô căn… ”.

Từ những số liệu trên, có thể khẳng định, chính sách BHYT mang ý nghĩa nhân văn và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Đồng hành cùng các thế hệ HSSV nói riêng và người tham gia BHYT nói chung, trong nhiều năm qua, tấm thẻ BHYT đã được xem là “chiếc phao cứu sinh” không thể thiếu của mỗi người. Đặc biệt, với những HSSV, những người bị bệnh hiểm nghèo có thời gian chữa trị bệnh lâu dài thì giá trị của việc tham gia BHYT càng được nhân lên gấp bội. Bởi tấm thẻ BHYT đã không chỉ giúp người bệnh có điều kiện được tiếp xúc, sử dụng với các vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật cao, đắt tiền để điều trị bệnh, mà còn giúp gia đình người bệnh không mắc vào cảnh sa sút kinh tế chỉ vì lo chi phí KCB cho người thân.

Hiện cả nước vẫn còn gần 4% HSSV chưa tham gia BHYT, tập trung ở nhóm SV các trường đại học và HS các trường cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề. Trong số này, một số HSSV và phụ huynh vẫn còn hiểu chưa thấu đáo về chính sách BHYT, cho rằng chỉ cần tham gia BHYT những lúc ốm đau. Bước vào năm học 2023-2024 trong bối cảnh được dự báo còn tiềm ẩn nhiều dịch bệnh gây rủi ro tới sức khỏe con người, công tác chăm sóc sức khỏe cho HSSV thông qua chính sách BHYT càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo đó, trong năm học này, công tác BHYT HSSV tiếp tục được triển khai quyết liệt với mục tiêu đạt 100% HSSV tham gia và được thụ hưởng chính sách BHYT. Để đạt mục tiêu này, rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới các địa phương, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các nhà trường, thầy cô giáo trong việc thông tin, tuyên truyền vận động HSSV, cũng như phụ huynh của các em tham gia BHYT HSSV.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top