Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Kỷ niệm 140 năm ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng

Sáng 1/10, tại TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Lễ kỷ niệm 140 năm ngày sinh Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng (1/10/1876 – 1/10/2016).

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đồng chí lãnh đạo dành phút mặc niệm tưởng nhớ Cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: PV

Đến dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang; cùng các đồng chí Trương Tấn Sang - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, cùng đông đảo đại diện các bộ, ban, ngành của TƯ và địa phương…

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã suốt một đời vì nước, vì dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc, 71 năm tuổi đời, hơn 40 năm hoạt động yêu nước và cách mạng, Cụ trước sau luôn thể hiện nhân cách của một chí sĩ suốt đời phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có nhiều công lao, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cụ là chí sĩ yêu nước tiêu biểu, góp phần quan trọng tạo nên gắn kết các phong trào và khuynh hướng yêu nước ở nước ta đầu thế kỷ XX với sự nghiệp cách mạng do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo…

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tóm tắt cuộc đời hoạt động cách mạng của Cụ Huỳnh Thúc Kháng - một chí sĩ yêu nước nổi tiếng, vị lãnh đạo mẫu mực, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam, người đã có công lao, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, với lòng yêu nước thiết tha, bản lĩnh kiên cường và nhân cách cao đẹp, cả đời nung nấu ý chí cứu dân, cứu nước. Cụ Huỳnh đã đến với cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành người bạn tri kỷ, chân thành của Bác. Từ một chí sĩ Nho học đầu thế kỷ XX và một yếu nhân trong phong trào Duy Tân, Cụ đã trở thành một người lãnh đạo Nhà nước cách mạng Việt Nam và đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lãnh đạo.

Là người yêu nước, thương dân, Cụ đau cái đau của dân khi nước mất, cùng suy nghĩ với dân về trách nhiệm cứu nước. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong suy nghĩ và hành động của Cụ là thành tâm ái quốc và lòng khát khao độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là động lực, là mục đích sống của Cụ và là căn cốt vững bền để Cụ vượt qua những thăng trầm của lịch sử, không ngã lòng, luôn giữ trong tim ngọn lửa nhiệt tình ái quốc, cứu dân, cứu nước…

Trước đó sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đồng chí lãnh đạo đã đến dâng hương nhân Lễ kỷ niệm 140 năm ngày sinh Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng tại Nhà lưu niệm cụ Huỳnh (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

V.H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.