Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban để đánh giá về công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian qua, các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024 và thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ tám của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số_ Ảnh: Dương Giang

Phiên họp được tổ chức trực tuyến toàn quốc tại các điểm cầu trụ sở Chính phủ và trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự hội nghị có các thành viên của Ủy ban; đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban; các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban nhấn mạnh, năm 2024 là năm bứt phá trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tập trung thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, trong đó có phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Cả nước chú trọng 3 đột phá chiến lược gồm: xây dựng, hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế liên quan đến chuyển đổi số; đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là nhân lực phục vụ chuyển đổi số; xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng số; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách như dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới; thực hiện đầy đủ, kịp thời, nâng cao hiệu quả các chính sách người có công, trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách không dùng tiền mặt…

“Chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời góp phần giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chống tham nhũng, tiêu cực”, Thủ tướng khẳng định.

Trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số phải thường xuyên, liên tục theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao công tác chuyển đổi số quốc gia, bảo đảm hiệu quả và thực chất.

Ủy ban đã ban hành kế hoạch hoạt động năm 2024, trong đó xác định trọng tâm của chuyển đổi số quốc gia với chủ đề “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ủy ban, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung báo cáo, đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, rào cản, điểm nghẽn và nguyên nhân.

Cùng với đó, chia sẻ những cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn, bài học kinh nghiệm; các giải pháp trọng tâm để thực hiện cao nhất nhiệm vụ đã được đề ra tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, nhất là các giải pháp mang tính đột phá.

Tại phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung báo cáo, thảo luận về những nội dung chính.

Thứ nhất, đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia từ sau phiên họp thứ 7 với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể (kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, rào cản, điểm nghẽn và nguyên nhân).

Thứ hai, chia sẻ những cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn; phân tích các bài học kinh nghiệm.

Thứ ba, các giải pháp trọng tâm để thực hiện cao nhất nhiệm vụ đã được đề ra tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban, nhất là các giải pháp mang tính đột phá.

Trà Vũ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top