Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thiết bị điện tử - tác nhân của sự rạn nứt gia đình

Ngày nay, thiết bị điện tử đang tạo nên khoảng cách không đáng có trong gia đình. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách, thiết bị điện tử có thể đưa gia đình lại gần nhau, như cùng nhau xem một bộ phim, hay cùng thưởng thức Halloween 2021: Lamentar trực tuyến của trường Báo.

Ảnh 1: Thiết bị điện tử kết nối con người nhưng cũng có thể chia tách mối liên kết gia đình.

Trong thời buổi công nghệ hiện đại, đặc biệt với tình hình dịch bệnh hiện nay, thiết bị điện tử đang trở thành công cụ học tập và làm việc không thể thiếu. Chúng có khả năng kéo con người lại gần nhau, nhưng cũng vô tình tạo nên khoảng cách giữa chính các thành viên trong gia đình.

Tác nhân của những mâu thuẫn không đáng có

Từ khi thiết bị điện tử được coi là vật bất ly thân, những lần con cái thăm hỏi cha mẹ giờ đây trở thành những cuộc gọi vội vàng. Bữa cơm tối sum vầy lại trở thành một bữa ăn nhanh được đặt trên những ứng dụng công nghệ hiện đại. Thậm chí, ngay cả trong bữa ăn, mỗi người cũng tập trung vào chiếc điện thoại của riêng mình.

Ảnh 2: Vì yếu tố “tiện lợi”, nhiều truyền thống gia đình dần mất đi giá trị.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng thiết bị công nghệ đóng vai trò quan trọng trong công việc, học tập và giải trí của con người. Nhưng khi yếu tố “nhanh” và “tiện” được đặt lên hàng đầu, thời gian ta dành cho gia đình cũng dần vơi đi.

Việc có thể kết nối với nhiều mối quan hệ thông qua thiết bị điện tử khiến các thành viên gia đình không còn tâm sự với nhau về những khúc mắc trong cuộc sống. Sự lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia lẫn nhau trở nên nhạt nhoà, dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.

Đừng để lạm dụng công nghệ khiến ta ân hận

Nói về những tác hại của việc lạm dụng thiết bị điện tử, bạn Lê Minh Ngọc (22 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà mình có một thói quen rất xấu, đó là đi làm về, sau khi ăn cơm xong thì mỗi người lại một góc để tập trung vào chiếc điện thoại của riêng mình. Gia đình mình chẳng mấy khi tâm sự, chuyện trò cùng nhau”.

Sự thờ ơ của gia đình là một phần nguyên nhân khiến em gái ruột của Ngọc mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Ở tuổi dậy thì, những nỗi lòng của em bị dồn nén lâu ngày, nhu cầu được tâm sự, chia sẻ không được đáp ứng, dẫn đến việc em bị áp lực, chán nản. Chỉ tới khi con gái trầm cảm, gia đình Ngọc mới cùng ngồi lại suy ngẫm và thay đổi cách sống.

Ảnh 3: Tuổi dậy thì rất cần được tâm sự cùng cha mẹ để định hướng, nhưng nhiều cha mẹ lại xem nhẹ tầm quan trọng của việc đó.

Tương tự, anh Hoàng Hùng Dũng (45 tuổi, Hà Nội) cho biết, anh có mẹ già ở Phú Thọ, nhưng hiếm khi về thăm mẹ. Cứ nghĩ rằng người già chỉ cần có thứ giải khuây sẽ đỡ buồn chán, anh sắm sửa cho mẹ TV, điện thoại, lắp đặt mạng không dây. Cũng từ đó, anh bỏ hẳn thói quen gọi điện cho mẹ thường xuyên vì cho rằng không cần thiết.

Ảnh 4: Nhiều người cho rằng thiết bị điện tử có thể giải quyết mọi vấn đề, trong khi sự thật không phải như vậy.

Nhưng lần gần đây nhất về thăm mẹ, anh mới phát hiện mẹ mắc chứng Alzheimer và đã không còn nhận ra con trai mình. Nhìn mẹ xem mình như người xa lạ, anh Dũng đau buồn vì đã không thể dành thời gian cho mẹ nhiều hơn. Anh ân hận: “Nếu ở bên mẹ thường xuyên, có lẽ đã không đến mức mẹ mất hết ký ức về anh như hiện tại”.

Ảnh 5: Đã có nhiều người ân hận vì không dành thời gian cho gia đình bằng cho những thú vui trên mạng.

Lời cảnh tỉnh đến từ Halloween trường Báo

Không muốn những câu chuyện đáng tiếc như trên xảy ra, Halloween 2021: Lamentar mong được gửi đến khán giả lời cảnh tỉnh: “Chúng ta có thể có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có duy nhất một nơi để trở về, đó chính là gia đình. Hãy biết trân trọng từng phút giây được bên cạnh những người thân yêu để không phải hối tiếc tìm về những khoảnh khắc chỉ còn trong tiềm thức”.

Ảnh 6: Sáng tạo và linh hoạt vận dụng công nghệ, sinh viên trường Báo đã chiến thắng hoàn cảnh dịch bệnh, xây dựng mùa Halloween 2021: Lamentar với hình thức trực tuyến.

Halloween trường Báo là chương trình thường niên do khoa Quan hệ quốc tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sự kiện được đánh giá là một trong những điều đáng được trông đợi nhất vào cuối tháng 10 vì tính nhân văn và giàu ý nghĩa đã làm nên thương hiệu.

Năm thứ 17, Halloween trường Báo trở lại với tên gọi “Lamentar” - niềm ân hận. Khai thác góc nhìn mới lạ từ chủ đề gia đình thân thuộc, Halloween 2021: Lamentar hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện nhân văn và nhiều triết lý sâu sắc, hướng đến mọi thế hệ trong gia đình.

Vì tình hình dịch bệnh, Halloween 2021: Lamentar sẽ được tổ chức với hình thức trực tuyến trên trang Facebook chính thức của sự kiện. Với những thông điệp giàu ý nghĩa được gửi gắm, chương trình hứa hẹn đây sẽ là cơ hội để cả gia đình cùng nhau gắn kết trong mùa lễ Halloween năm nay.

Thuỳ Dương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top