Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thi đại học, nên hay không?

17:12 15/01/2017 - Bình luận
“Liệu đại học có phải là cánh cửa duy nhất để bước vào tương lai?”. Câu hỏi lớn vẫn còn nhiều tranh cãi không chỉ với học sinh, sinh viên mà cả với các bậc phụ huynh.

(ảnh minh họa)

Theo thống kê, nhóm lao động có trình độ cao tiếp tục khó khăn khi tìm việc làm, thậm chí người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ nhưng vẫn phải làm thuê kiếm sống.

Nguyên nhân do đâu? Ngành học trong các trường đại học ngày càng được mở nhiều, việc ồ ạt tuyển sinh dẫn tới tình trạng thiếu sinh viên hoặc điểm chuẩn giảm dần qua các năm.

Đơn cử, ngành ngôn ngữ Anh trước kia chỉ được đào tạo trong một số trường chuyên về ngoại ngữ như: Đại học Ngoại Thương, Học Viện Ngoại giao, Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQGHN). Giờ thì nhiều trường khác cũng có thêm khoa ngôn ngữ Anh như: trường Đại học Công nghiệp, Đại học Lạc Hồng,..

Nhiều trường do mới mở thêm ngành học nên không có sẵn giáo viên chuyên môn dạy mà phải thuê giáo viên bên ngoài về khiến lịch học không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Trường Đại học Ngoại thương, Nguồn: Internet

Đại học còn là ước mơ của các bạn trẻ?

Hiện nay, nhiều trường đại học đang rơi vào tình trạng thiếu sinh viên, kể cả các trường “top trên”. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều thí sinh tham gia xét tuyển nhưng không nộp đăng kí xét tuyển.

Thị trường việc làm là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh. Nhiều người chọn học nghề thay vì thi vào đại học, cao đẳng.

Bằng chứng cho thấy, khối ngành kỹ thuật, công nghệ, tuyển sinh thuận lợi hơn rất nhiều so với các ngành kế toán, tài chính, báo chí,..

 Nhiều sinh viên đang học năm 2 hoặc năm 3 rồi vẫn bỏ học do tâm lí chán nản hoặc muốn tìm 1 ngành học khác phù hợp với bản thân hơn.

Học phí tăng cao cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các thí sinh. Học phí học đại học trung bình hiện nay là 3.000.000 đồng/học kỳ, đó là còn chưa tính đến các khoản thu khác như tiền về sinh, bảo hiểm,....

Trong khi học đại học phải mất tới 4, 5 hoặc 6 năm thì số tiền bỏ ra quả không ít. Nhiều người vì muốn lo cho con học đại học đã phải lên Hà Nội làm phụ hồ, giúp việc, bốc vác,.. mà chi tiêu thậm chí cũng không đủ, để 4 năm sau ra trường con cái họ không có việc làm, không nuôi nổi bản thân. Đó không còn là thất vọng mà đã trở thành tuyệt vọng.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Cần sự lựa chọn sáng suốt

Các bạn trẻ ngày nay hãy chọn trường mình học theo đúng năng lực, ước mơ, hoài bão của mình. Nhiều người chọn trường, ngành học do mong muốn của bố mẹ, bản thân không thích thì dù có đỗ vào và đi học cũng không thấy hứng thú và say mê, sớm bỏ giữa chừng hoặc học tiếp thì cũng chỉ để đối phó, để vừa lòng bố mẹ dẫn tới kết quả học tập sút kém và vấn đề thất nghiệp sau khi ra trường là điều không thể tránh khỏi.

Các trường đại học cũng không nên xét tuyển ồ ạt mà thay vào đó hãy nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiện nay, nhiều trường vẫn còn hướng sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ở các cơ quan, doanh nghiệp,.. chưa hướng cho sinh viên ý thức nóng bỏng về khởi nghiệp, sáng tạo, tự tạo việc làm cho chính mình và cho người khác.

Đó là thực tế mà các trường cần tiếp tục đổi mới để thu hút người học. Đối với những bạn trẻ đang là sinh viên, cần phải cố gắng học tập vì môi trường làm việc khốc liệt hơn môi trường học đại học rất nhiều, không biết tự phấn đấu thì sẽ chỉ là người thua cuộc.

Mong rằng các bạn trẻ hãy thật sáng suốt khi lựa chọn con đường đi cho tương lai để sau này không phải hối hận.

Hồng Hạnh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top