Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thay đổi góc nhìn bình đẳng giới thông qua báo chí

16:48 14/11/2023 - Diễn đàn
Ngày 13/11, tại Hà Nội, Hội nhà Báo Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức tọa đàm và trưng bày "Báo chí qua lăng kính giới".

Quang cảnh tọa đàm.

Tại tọa đàm, PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam nhận định: Để thay đổi nhận thức của công chúng, cần đề cao việc khai thác các chủ đề, câu chuyện liên quan đến bất bình đẳng giới, chú trọng thay đổi góc nhìn bình đẳng giới, theo đó, cả nam, nữ và giới khác đều được phát triển tối đa tiềm năng. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm báo chí về đề tài nhạy cảm giới, đó là: Phản ánh trung thực, chính xác về nhạy cảm giới - không có sạn giới trong tác phẩm; thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử; phù hợp với trình độ tiếp cận thông tin của nhóm công chúng  đề tài hướng tới.

PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng cho biết, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho công chúng về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội. Các nhà báo, dù ở vai trò nào cũng đã, đang đóng góp quan trọng trong việc phản ánh các vấn đề bất bình đẳng giới đang xảy ra, các vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em.

PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Bên cạnh những thành công, điểm tích cực của báo chí, vẫn cần phải có những định hướng nhằm xây dựng nền báo chí có trách nhiệm giới. Yêu cầu về trách nhiệm giới cần được thực hiện trong toàn bộ quy trình sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất và một số nguyên tắc cần tuân thủ nhằm tăng cường tần suất, chất lượng sản phẩm báo chí về giới, bình đẳng giới, gợi ý các giải pháp mang tính chất rất kỹ thuật như cách thức sử dụng hình ảnh có trách nhiệm giới; sử dụng hài hòa các nhân vật, hình ảnh minh họa…

Nhận định về một số biểu hiện của định kiến giới trong sản phẩm báo chí hiện nay, ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng gợi ý các nội dung nhằm bảo đảm nhạy cảm giới trong truyền thông, gồm: Không sử dụng hình ảnh làm nặng thêm định kiến giới, khuôn mẫu giới vốn có; sử dụng hài hòa hình ảnh minh họa, ý kiến của nam, nữ trong sản phẩm báo chí; bảo đảm sự hiện diện bình đẳng về hình ảnh, ý kiến của nam, nữ trong sản phẩm báo chí… Cùng với đó là sử dụng câu chuyện, hình ảnh truyền cảm hứng cho công chúng về bình đẳng giới theo nguyên tắc chia sẻ và hợp tác giữa các giới để cùng phát triển…

Các đại biểu đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy bình đẳng giới; nhận diện về tình trạng định kiến giới trong xã hội thể hiện trên báo chí - truyền thông; thảo luận về khuôn mẫu giới, sạn giới, cách thức xây dựng tác phẩm báo chí có nhạy cảm giới.

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam phát biểu.

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, cho rằng: Có nhiều ấn phẩm hàng trăm năm trước đã nêu đến vấn đề phụ nữ, con gái, vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội và rất nhiều câu chuyện liên quan đến giới, đến hôm nay chúng ta vẫn nhắc đến và bàn thảo. Trong đó, năm 1918 Nữ Giới Chung -  tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất hiện, mặc dù chỉ tồn tại trong vòng vài tháng nhưng đã trở thành một tiếng chuông về bình đẳng giới, về quyền phụ nữ. Vấn đề nữ giới lần đầu tiên chính thức được đặt ra bởi một người phụ nữ, một nhà báo nữ, một tổng biên tập nữ, một nhà đấu tranh vì hoạt động nữ quyền.

Theo Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thục Hạnh, để thay đổi nhận thức và hành vi, thúc đẩy bình đẳng giới, các sản phẩm báo chí cần hướng tới thay đổi, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu về giới, giúp hiểu đúng và tôn trọng đa dạng về giới. Cần có nhiều sản phẩm báo chí chuyên về nam giới hoặc giới khác, huy động sự chung tay cùng vào cuộc của các giới để phát huy bình đẳng giới.

Nhiều đại biểu tham dự tọa đàm cũng cho rằng, định kiến giới vẫn "lẩn khuất" trong các tác phẩm truyền thông, gây tác động về nhận thức, thái độ, đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của nam hoặc nữ. Nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới trong giới truyền thông là việc làm thiết thực nhằm hỗ trợ các nhà báo thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, đặc biệt là Điều 4 với nội hàm: "Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân".

Nguyễn Hà Ngọc Minh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.