Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự

22:49 09/11/2022 - Quốc hội khóa XV
Tiếp tục Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 9/11/2022, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV:

Đồng chí Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu_ Ảnh: PV.

Tại Hội trường các đại biểu đã tập trung thảo luận vào nội dung về phạm vi điều chỉnh và bố cục của dự thảo Luật; giải thích khái niệm “thảm họa”, “sự cố”; đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố; xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự; cấp độ phòng thủ dân sự; thẩm quyền công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự; hoạt động phòng thủ dân sự; tình trạng khẩn cấp; cơ quan chỉ đạo, chỉ huy Lực lượng phòng thủ dân sự; Quỹ phòng thủ dân sự và những vấn đề khác đại biểu quan tâm. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là cần thiết, tuy nhiên dự thảo Luật “quy định quá chung chung”. Cần quy định từng chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực để dễ thực hiện. Về cấp độ phòng thủ dân sự, dự thảo quy định gồm 4 cấp và tương ứng mỗi cấp quy định trách nhiệm của chính quyền là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị mỗi cấp độ phải thực hiện nhiệm vụ cần quy định cụ thể để tránh bỏ sót; đồng thời cần rõ hơn trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền. Cho ý kiến về quy định về cơ quan chỉ huy, chỉ đạo phòng thủ dân sự thống nhất Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự từ Trung ương đến tỉnh để thống nhất chỉ đạo tập trung, gọn đầu mối, phân công, phân cấp rõ ràng, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần nói rõ ở cấp huyện, xã có Ban Chỉ đạo hay không. “Về lực lượng phòng thủ dân sự, nên quy định rõ mỗi lực lượng tham gia cần cụ thể, trách nhiệm, lực lượng nào chủ trì, lực lượng nào làm nòng cốt”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Đề nghị sửa quy định về xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự, đại biểu Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) cho rằng: Kế hoạch phòng thủ dân sự ở các cấp sẽ có nội dung khác nhau do phạm vi áp dụng vào đối tượng thực hiện khác nhau. Vì vậy, nên sửa lại theo hướng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng trên quy mô toàn quốc hoặc trong phạm vi cấp xây dựng kế hoạch phòng thủ. Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết: Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa, hoàn thiện dự án Luật, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng cao nhất yêu cầu phòng thủ dân sự. Về phạm vi điều chỉnh của Luật, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã có sự phân định về phạm vi điều chỉnh đảm bảo không chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật hiện hành. Để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với mức độ thảm họa, sự cố, bảo đảm không chồng chéo với luật chuyên ngành, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự cũng đã quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của sự cố và các cấp độ phòng thủ dân sự, cũng như các biện pháp trong từng cấp độ phòng thủ dân sự.

Về đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố, Bộ trưởng cho biết, hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cách thức, tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ rủi ro do các loại hình thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự quy định tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố gồm: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm hoạ, sự cố; Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; Diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; Khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và lực lượng tham gia phòng thủ dân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật đạt chất lượng cao.

Kết luận Phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao trách nhiệm và sự nỗ lực của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với nội dung tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng, An ninh về dự án luật; cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh và những nội dung cơ bản dự thảo luật như đề nghị Chính phủ. Trong đó có nhiều vấn đề đã được đại biểu Quốc hội xem xét, đánh giá, phân tích và đề nghị tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo luật.

Trà Vũ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.