Thanh Hóa: Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững  

Bám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế - xã hội được giao, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu hoàn tốt các nhiệm vụ được giao, phát triển kinh tế-xã hội phát nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát huy tiềm năng, khơi dậy mạnh mẽ nguồn lực

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; có truyền thống cách mạng, văn hóa, lịch sử lâu đời; hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di sản vật thể và phi vật thể lớn; cơ sở hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ, giao thông thuận lợi bao gồm: Đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; cảng biển Nghi Sơn được quy hoạch tổng hợp 51 bến và khu bến thuận tiện cho các tàu lớn ra, vào bốc xếp hàng hóa giao thương quốc tế; vùng đất giàu tài nguyên; lực lượng lao động dồi dào thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Thanh Hóa đã nhanh chóng triển khai những lợi thế trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu, đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hóa, thể thao. Trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng- an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nhằm triển khai các nhiệm vụ được giao, hằng năm Thanh Hóa tổ chức họp bàn đi đến thống nhất qua đó ban hành nghị quyết, kế hoạch triển khai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị cấp tỉnh, địa phương triển khai thực hiện, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chịu trách nhiệm, trực tiếp triển khai thực hiện.

Trong gần 4 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, qua đó đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, Thanh Hóa đã trở Thành tỉnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về phát triển kinh tế, thu hút khách du lịch.

Phố đi bộ Phan Chu Trinh, thành phố Thanh Hóa được đầu tư đi vào hoạt động  thu hút khách du lịch về đêm

Với mục tiêu phát triển bền vững “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, từ đó lấy người dân làm trung tâm của sự phát triển, phát triển kinh tế xanh bền vững.

Để cụ thể hóa mục tiêu, ngày 18/10/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3825/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trọng tâm là cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu; phấn đấu sớm đưa Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc theo mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của trung ương; tinh gọn thủ tục đầu tư; hoàn thiện quy hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững

Kết quả đạt được, cụ thể: Năm 2023, kinh tế tiếp tục có bước phát triển, một số chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch và cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,01%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,16%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,67%, khu vực dịch vụ tăng 7,19%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,22%.

Thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 40.310 tỷ đồng, vượt 14,1% dự toán; chia ngân sách nhà nước bằng 102,7% dự toán và tăng 8,2% so với cùng kỳ, cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách 

Tiếp nối những kết quả đạt được trong năm 2023, Thanh Hóa tiếp tục thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển nhanh, bền vững. Cụ thể, thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 42.695 tỷ đồng, vượt 20% dự toán, tăng 44,7% so với cùng kỳ, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước; trong đó, thu nội địa ước đạt 26.194 tỷ đồng , vượt 19% dự toán, tăng 45,7%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 16.501 tỷ đồng , vượt 21,8% dự toán, tăng 43,1%. Chi ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 30.354 tỷ đồng, bằng 70,4% dự toán và tăng 13,6% so với cùng kỳ.

Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 9 tháng đầu năm ước đạt 104.242 tỷ đồng, bằng 77,2% KH, tăng 7,5% so với cùng kỳ; đã thu hút được 94 dự án (trong đó có 17 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký khoảng 12.432,9 tỷ đồng và 367,8 triệu USD, so với cùng kỳ gấp 1,8 lần về số dự án và tăng 26% về số vốn đăng ký.

Thành lập mới 2.411 doanh nghiệp, bằng 80,4% KH, tăng 22,5% so với cùng kỳ, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước , vốn điều lệ đăng ký đạt 18.417 tỷ đồng, tăng 43,5%; có 635 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, giảm 12%; thành lập mới 46 hợp tác xã, vượt 21 hợp tác xã so với kế hoạch.

Thu hút đầu tư, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân

Với kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo tiếp tục được tỉnh quan tâm đầu tư cùng với đó là làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các  giá trị văn hóa, lịch sử. 

Hoạt động văn hóa thông tin đã tập trung tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị, sự kiện quan trọng, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh; những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội,…Thể dục thể thao và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm thực hiện; có thêm 04 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024 ; phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và thể thao quần chúng  được duy trì; trong 9 tháng đầu năm, thể thao thành tích cao đạt 778 huy chương các loại ; Câu lạc bộ Bóng đá Đông Á Thanh Hóa bảo vệ thành công danh hiệu vô địch Cúp quốc gia năm 2024.

Du lịch Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết tích cực. Cụ thể: Tổng lượt khách ước đạt 14.454.000 lượt, tăng 19,6% so với cùng kỳ 2023, đạt 104,7% kế hoạch năm 2024, trong đó khách quốc tế ước đạt 551.000 lượt, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 76,7% kế hoạch năm 2024; tổng thu du lịch ước đạt 31.935,5 tỷ đồng, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 98,6% kế hoạch năm 2024, trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế ước đạt 285.420.000 USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 96,7% kế hoạch năm 2024.

Làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống, phát triển  kinh tế du lịch 

Ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tiếp tục đạt kết quả tích cực. Cụ thể,  các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được giữ vững; tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có 84/90 học sinh dự thi đoạt giải , dẫn đầu cả nước về tỷ lệ thí sinh dự thi đạt giải (93%) và xếp thứ 4 toàn quốc về số lượng thí sinh đạt giải nhất; có 01 học sinh giành huy chương bạc Olympic Vật lý quốc tế 2024  và 01 học sinh giành huy chương đồng Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58. Giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, toàn tỉnh có 914 điểm 10, là địa phương có số điểm 10 cao nhất cả nước, điểm thi trung bình là 6,82 đứng thứ 18 cả nước, tăng 03 bậc so với năm 2023, có 02 thủ khoa toàn quốc (khối C00 và A08). Công tác rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học tiếp tục thực hiện đúng lộ trình. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt 85,31% (kế hoạch 86,67%) và đạt nhiều kết quả quan trọng khác.

Với thành quả đạt được như đã nêu trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, duy trì tốc tộ tăng trưởng ổn định, phát huy nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá về kinh tế-xã hội, theo tinh thần của Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra, đưa Thanh Hóa trở Thành cực tăng trưởng phía Bắc của đất nước, xây dựng Thanh Hóa trở thành “tỉnh kiểu mẫu”.

Bảo Châu

 

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top