Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Sinh viên và việc làm thêm

03:23 10/12/2016 - Văn hóa xã hội
Chuyện sinh viên đi tìm việc làm thêm, từ lâu đã trở thành phổ biến, nhất là ở khu vực Thành phố nơi tập trung các trường Đại học.

Có công việc làm thêm để giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế, còn một số bạn lại coi đây là sự trải nghiệm... Và cho dù với lý do nào đi chăng nữa thì đằng sau những công việc ấy, là sự vất vả ít khi được nhắc tới sau mỗi giờ tan ca làm.

Có việc làm để trang trải việc học

Tờ rơi môi giới công việc làm thêm cho sinh viên xuất hiện khắp nơi

Do nhà mình ở quê và còn một em trai mới vào Đại học, nên làm thêm để có thu nhập giúp đỡ bố mẹ phần nào - Vũ Đức Thuận, sinh viên năm 3 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ.

Với lí do giống như Thuận, nhiều bạn sinh viên tại Hà Nội đã quyết định tìm kiếm một công việc làm thêm ngay từ những ngày đầu tiên là sinh viên. Phần đa trong số đó tìm tới công việc như bán hàng, làm nhân viên tại các cửa tiệm, quán ăn, một số lựa chọn gia sư, đôi khi còn cả phụ hồ.

Đã có nhiều trường hợp là sinh viên, đi tìm việc làm thêm rồi bị lừa, nên mình cũng lo lắm, nhưng vẫn cứ quyết tâm kiếm một công việc phù hợp. Vì lên Đại học, môi trường học tập cũng như sinh hoạt khác trước rất nhiều, số tiền chi tiêu hàng tháng mà bố mẹ gửi lên không đủ. Ở thời điểm này, mình vừa học tập, vừa có một công việc làm thêm tương đối ổn định, mặc dù đó chỉ là nhân viên phục vụ cho một nhà hàng. Thuận nói thêm.

Khi được hỏi về công việc làm thêm hiện tại của mình, Trần Thị Phượng sinh viên năm nhất trường Đại học Văn Hóa Hà Nội chia sẻ: Sau khi được một chị cùng trường giới thiệu, em đi làm gia sư với mức lương 250 nghìn đồng một ca kéo dài 3 tiếng. Tuy nhiên, việc sắp xếp lịch học của mình với công việc làm thêm cũng tương đối vất vả. Phần lớn thời gian em ở trường nên chỉ tranh thủ mỗi tuần một buổi tối. Đôi khi tan ca học khá muộn, trở về phòng trọ thì đã nửa đêm. 

Cái được và cái mất...

Công việc của một nhân viên giao hàng

Để có thêm thu nhập hơn 1 triệu đồng một tháng, Đức Mạnh sinh viên Đại học Văn Hóa Hà Nội tâm sự: Từ khi đi làm thêm, mình gần như không tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường nữa, tan học là lại vội vàng tới chỗ làm. Đôi khi có những hôm do tắc đường nên tới muộn là lập tức bị trừ lương. Công việc là làm đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ  nên không tránh được những lúc sai sót và mệt mỏi. Nhiều khi hết giờ làm, về tới phòng trọ là tay chân rã rời không còn muốn nghĩ tới chuyện học hành nữa.

Giống như người bạn cùng phòng, Huy Hoàng cho biết: Từ khi đi làm thêm, việc học tập của mình bị ảnh hưởng nhiều lắm, chuyện học lại hay thi trượt trước đây không có nhưng giờ thì... Bỏ dở câu nói, Hoàng tiếp tục: Có lần do sơ ý mình vô tình làm vỡ bát canh khi đưa cho khách, ngoài việc trừ lương, còn phải nghe chị quản lý ‘nhắc nhở’. Công việc làm thêm khá bận rộn nên cũng căng thẳng. Nhiều khi gặp phải khách hàng khó tính thì phải luôn chân, luôn tay làm những công việc không tên. Mình làm nhân viên thì phải chiều ý khách thôi.

Cân đối thời gian giữa việc học tập và làm để kiếm thêm thu nhập

Ngoài những kiến thức được trang bị trên giảng đường, các kĩ năng ứng xử, cũng như kiến thức thực tế là một điều không thể thiếu trong hành trang đối với mỗi sinh viên khi ra trường. Có công việc làm thêm là cơ hội cho các bạn sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm sống vì có sự trải nghiệm ngoài xã hội. Không những vậy, đây còn là cách để sinh viên xa nhà có thể tự gánh vác một phần nỗi lo kinh tế. Cái lợi đã thấy rõ, nhưng cũng cần phải xác định việc học mới là công việc chính, quan trọng hơn cả. Nếu việc học tập bị ảnh hưởng dẫn tới thành tích không tốt, đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai sau này.

Vũ Mừng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.