Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Học cách thất bại để thành công

Tìm kiếm chủ đề, loay hoay khi tác nghiệp, gặp phải những phản ứng trái chiều từ phía dư luận, hay bị đe dọa trong quá trình điều tra sự việc là một trong những thách thức mà sinh viên ngành báo chí thường phải trải qua.
Sinh viên báo chí:


Hiện trường tác nghiệp của sinh viên báo chí. Ảnh: TL.

"Áp lực deadline"

Không riêng gì sinh viên báo chí mà các sinh viên thuộc khối ngành khác đều có chung căn bệnh “sợ deadline”. Trong khi đó, đặc thù của sinh viên ngành báo là thường phải đi thực địa để nắm bắt, xác minh và làm rõ thông tin; đưa thông tin nhanh, chính xác nhất đến độc giả.

Bởi vậy, khi làm bài tập hoặc hạn nộp bài cho tòa soạn cũng đồng nghĩa với việc sinh viên luôn phải nghiêm túc trong quá trình “thực làm- thực nghĩ – thực viết” mới có thể hoàn trả bài đúng hẹn.

Tại Học viện Báo chí  và Tuyên truyền hay khoa Viết văn – Báo chí Đại học Văn hóa; Khoa báo chí- truyền thông, trường Đại học KHXH và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội… năm thứ 3, sinh viên được thực tập Full time trong thời gian 1 tháng;  bước sang năm thứ 4, sinh viên có thời gian 4 tháng (1 kì) để tiếp tục cộng tác, tiếp xúc trực tiếp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các tòa soạn, báo, đài…

Tuy nhiên, các tòa soạn báo thường yêu cầu cao về chất lượng tin, bài. Họ bận rộn nên không có thời gian hướng dẫn sinh viên, hầu hết các bạn phải tự “bơi”. Hà Thảo (sinh viên khoa Viết văn- Báo chí, Đại học Văn hóa) “điêu đứng” vì lỡ chọn một tờ báo nổi tiếng để kiến tập. Chưa có nhiều kinh nghiệm viết báo, yêu cầu của tòa soạn về chất lượng tin bài khắt khe, lại không có người hướng dẫn chi tiết nên Thảo cũng đôi phần nản lòng khi thực tập.

Bí đề tài, chọn sai hướng khai thác hoặc chọn những đề tài đã quá cũ, dẫn đến tình trạng không biết viết gì. Có nhiều trường hợp sinh viên lười, ngại khai thác và tìm kiếm thông tin thay vào đó bằng cách ngồi nhà xào bài, khai khống thông tin hoặc làm chống đối… từ đó kéo theo “lửa yêu nghề” cũng dần bị thui chột.

Thích nghi trong mọi hoàn cảnh

Internet phát triển đồng nghĩa với việc bạn đọc sở hữu số lượng thông tin vô cùng lớn, cách tiếp nhận thông tin của bạn đọc cũng trở nên đa dạng hơn. Làm cách nào để truyền tải hết nội hàm thông tin, cùng với đó qua từng trang viết hấp dẫn người đọc lại là câu chuyện đáng bàn.

Sinh viên báo chí: thực làm- thực nghĩ- thực viết. Ảnh: TL

Sinh viên báo chí ngoài xử lí thông tin, viết bài là chưa đủ. Sinh viên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết khác như: thuần thục Word và Excel; chụp, quay, dựng, chỉnh sửa hình ảnh và phim; nắm bắt được tâm lí đối phương, đặc biệt sinh viên cần tự trang bị cho mình sự tự tin và bản lĩnh vững vàng.

Trong quá trình điều tra về tình trạng xả nước thải của khu công nghiệp gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư tại Hưng Yên, Trịnh Thị Mai và một bạn nam phải đóng giả làm người dân đi thị sát rồi thâm nhập hiện trường.

Việc thiếu những kĩ năng mềm này khiến không ít sinh viên lúng túng thậm chí “điêu đứng” trong quá trình tác nghiệp. Phương Thảo (sinh viên khoa Báo chí- truyền thông Đại học Quốc gia Hà Nội) phân trần: “Ra ngoài, đến các tòa soạn mới biết mình còn thiếu nhiều thứ quá! Bản thân lười, thụ động nên 3 năm học cũng chẳng quan tâm chụp ảnh hay dựng clip như thế nào, chỉ viết thôi, ảnh trên mạng thiếu gì. Đến khi tòa soạn giao làm clip mình mới hốt hoảng đi nhờ người quay và dựng”.

Thực vậy, những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường là hành trang tốt nhất giúp cho các bạn sinh viên báo chí trải nghề. Tuy nhiên, đó cũng là điều đáng tiếc cho những ai không biết trân quý lấy cơ hội đó.

Nghề báo được xếp vào TOP những nghề nguy hiểm, bởi vậy có thể thấy, kiến thức được học tập ở nhà trường là không đủ. Bản thân người học cần nỗ lực, chủ động trau dồi các kỹ năng cần thiết. Điều đó không chỉ là cách để các bạn ứng phó với mọi tình huống mà đó còn là cách tự bảo vệ chính mình.

Hà Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top