Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

SeABank được Moody’s ghi nhận triển vọng ổn định, tín nhiệm mức B1 năm 2021

Ngày 18/3/2021, Moody’s - 1 trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới công bố điều chỉnh xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội, ngoại tệ dài hạn lên triển vọng ổn định cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), đồng thời giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm mức B1 năm 2021. Đây là năm thứ ba liên tiếp ngân hàng được Moody’s duy trì mức đánh giá này.

SeABank được Moody’s ghi nhận triển vọng ổn định, tín nhiệm mức B1 năm 2021

Moody’s là một trong những tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu quốc tế. Các báo cáo xếp hạng, đánh giá tín nhiệm của hãng này luôn là thước đo quan trọng được các nhà đầu tư quốc tế trên toàn cầu dựa vào đó để xem xét năng lực, sức khỏe tài chính và tín nhiệm của các đơn vị được xếp hạng. Trong báo cáo vừa phát hành, Moody’s đã điều chỉnh triển vọng xếp hạng Nhà phát hành và Tiền gửi nội tệ & ngoại tệ dài hạn của SeABank lên mức “ổn định”. Bên cạnh đó, các xếp hạng đánh giá Tín dụng cơ sở (BCA), BCA điều chỉnh, Đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và Xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) tiếp tục được giữ nguyên trong đợt điều chỉnh này. Như vậy, SeABank tiếp tục được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm mức B1 tương đương đánh giá triển vọng phát triển ổn định cho năm 2021.

Kết thúc năm tài chính 2020, SeABank đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra tại Đại Hội đồng cổ đông hồi đầu năm và có mức tăng trưởng ấn tượng so với năm 2019. Cụ thể kết quả kinh doanh hợp nhất như sau: Lợi nhuận trước thuế gần 1.729 tỷ đồng tăng 24%, hoàn thành 115% kế hoạch 2020; Tổng tài sản 180.207 tỷ đồng, tăng 14,5%; Tổng dư nợ thị trường 1 đạt 108.869 tỷ đồng, tăng 10,5%; Tổng huy động thị trường 1 đạt 113.276 tỷ đồng tăng 18%; Doanh thu thuần ngoài lãi đạt 1.522 tỷ đồng; Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hiệu quả ở mức 47,5%; Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 0,81% và 11,06%; Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,86%. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng tăng vốn điều lệ lên gần 12.088 tỷ đồng, nằm trong nhóm 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

SeABank còn là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn. Đây là điểm tựa cho phép SeABank tiếp tục đi trước trên thị trường trong việc đáp ứng với những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, giúp SeABank quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững.

Với chiến lược Hội tụ số, tập trung số hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như vận hành nội bộ, năm 2020 đánh dấu bước tiến vượt trội của SeABank trong gia tăng tối đa tiện ích cho khách hàng theo định hướng phát triển ngân hàng số với việc ra mắt ngân hàng số SeAMobile - Ứng dụng Tài chính thông minh, đồng nhất trải nghiệm trên tất cả các thiết bị điện tử. SeAMobile cũng là ứng dụng duy nhất trên thị trường có tính năng quản lý tài chính cá nhân và áp dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ khách tự động quản lý và dự phóng tài chính cá nhân. SeABank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên miễn 100% phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống thông qua ebank, mang lại lợi ích lớn cho khách hàng. Điều này đã giúp gia tăng gấp đôi doanh số giao dịch và tăng gần 3 lần số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số.

Bên cạnh những giải pháp này, nhằm góp phần chung tay cùng Chính phủ và nhân dân cả nước, năm 2020, SeABank và Tập đoàn BRG cũng đã ủng hộ 9 tỷ đồng trong công tác phòng chống dịch Covid-19; ủng hộ gần 5 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ khắc phục khó khăn; trao tặng 16 căn nhà tình nghĩa cho các chiến sĩ có công và người nghèo trên khắp mọi miền tổ quốc; trao tặng 27 suất học bổng khuyến học cho trẻ em nghèo với trị giá gần 2,2 tỷ đồng…

Hòa Vũ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top