Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền

08:32 25/10/2024 - Quốc hội khóa XV
Ngày 25/10, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp  thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội sẽ họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn …

Theo đó, đầu giờ sáng, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Trong buổi chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền; sau đó, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Ngày làm việc thứ năm của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

Ngày 24/10, ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV; trong buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Tiếp đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Tại phiên thảo luận này đã có 25 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, 01 lượt ý kiến đại biểu tranh luận; trong đó, các ý kiến cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung như: Hệ thống tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam; quyền giám sát và phản biện xã hội của công đoàn; hợp tác quốc tế về công đoàn; quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn; trách nhiệm của nhà nước đối với công đoàn; vấn đề biên chế của công đoàn; những hành vi bị nghiêm cấm; thời gian làm việc của công đoàn cơ sở; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bảo đảm về tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn, điều kiện hoạt động của công đoàn, cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính công đoàn; việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức, của người lao động tại doanh nghiệp; về gia nhập công đoàn và hoạt động tại công đoàn của người nước ngoài; miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn; quyền của đoàn viên công đoàn;… 

Kết thúc thảo luận, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đại diện cho cơ quan trình dự án luật phát biểu làm rõ thêm một số nội dung mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Cũng trong buổi chiều (24/10), Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Dự án Luật Dữ liệu.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top