Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quốc hội thông qua danh sách các chức danh lấy phiếu tín nhiệm 

Chiều 24/10, tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ sáu, Quốc hội tiến hành quy trình lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua danh sách 44 người sẽ được lấy phiếu tín nhiệm vào ngày 25/10.

Phát biểu mở đầu của phiên làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, trong thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tích cực triển khai các nội dung công việc theo tinh thần Nghị quyết số 96, ban hành và triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm. 

Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm. Từ đó giúp các chức danh của những người được Quốc hội bầu, phê chuẩn thấy được mức độ tín nhiệm của mình để họ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Đồng thời, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, điều hành phiên họp.

"Đây là công việc rất hệ trọng, cần được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch. Đồng thời, đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. 

Theo đó, những người có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm. Chính vì vậy, kỳ họp này, Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với 5 nhân sự mới được bầu, phê chuẩn trong năm 2023, bao gồm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Như vậy, với 471/472 đại biểu có mặt đồng ý, Quốc hội khóa 15 đã thông qua danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6.

Theo chương trình của kỳ họp, ngày 25/10, Quốc hội sẽ nghe báo cáo kết quả thảo luận và thành lập Ban kiểm phiếu, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu vào chiều cùng ngày, sau đó Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top