Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Ngày 30/5, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ nghe báo cáo. giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Theo đó, trong buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe các báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Phiên làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV 

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp với 102 lượt ý kiến phát biểu tại tổ và hội trường.

Trong kỳ họp, ban soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã phối hợp để rà soát, tiếp thu và chỉnh lý; đồng thời khảo sát và làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp sau khi tiếp thu và chỉnh lý theo ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, gồm 7 chương, 85 điều, trong đó có quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

Quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là nội dung mới, nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1-/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Theo đó cần “tổ chức lại các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, tiến tới thành lập tổ hợp công nghiệp quốc phòng bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu quả, tiên tiến, hiện đại, vừa sản xuất, vừa sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật theo chuyên ngành sản phẩm”.

Dự thảo luật đã bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng so với dự thảo Chính phủ trình; trong đó quy định khung một số vấn đề, như: Chức năng, nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng; thành phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng; chính sách của nhà nước đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng; điều kiện, chính sách, trách nhiệm của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng…

Theo quy định tại dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, tổ hợp công nghiệp quốc phòng không hình thành pháp nhân, không phải là tập đoàn mà được xác định là hệ thống liên kết, hợp tác của cơ sở công nghiệp quốc phòng, tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhất định, lấy cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt làm hạt nhân để hình thành chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm quốc phòng theo nhóm, chuyên ngành sản phẩm vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đã quy định các chính sách cụ thể và đặc thù cho hạt nhân của tổ hợp công nghiệp quốc phòng, như: Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện chương trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật theo chuyên ngành sản phẩm; tự chủ điều phối trong nghiên cứu, sản xuất, huy động năng lực của tổ hợp công nghiệp quốc phòng; nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ chương trình nghiên cứu, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật do nhà nước đặt hàng, giao thực hiện; sử dụng cơ sở hạ tầng do nhà nước đầu tư để phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; lập danh sách cơ sở công nghiệp quốc phòng là thành viên của tổ hợp công nghiệp quốc phòng, ưu tiên cơ sở công nghiệp động viên, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top