Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quốc hiệu và tên đường

21:28 30/12/2022 - Văn hóa xã hội
Thăng Long xưa có 36 phố phường. Hà Nội nay có rất nhiều phố phường, có rất nhiều con đường gắn với những cái tên đẹp đầy ý nghĩa. Đường Đại Cồ Việt được đặt theo tên của nước Việt xưa Đại Cổ Việt dưới triều đại của vua Đinh – Lê là một trong những tên đường giàu ý nghĩa.

Đường Đại Cổ Việt thuộc phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng dài 1.081m, rộng 30m. Có điểm bắt đầu từ Ô Cầu Dền (cuối phố Huế) đến ngã tư Kim Liên - Lê Duẩn - Giải Phóng (cạnh góc Tây Nam công viên Thống Nhất và Trường Đại học Bách Khoa). Đây vốn là đoạn của bức tường phía Nam của toà thành đất vòng giữa bao bọc phần đông dân cư kinh thành Thăng Long xưa mà dân quen gọi là La Thành.

Thời Pháp thuộc gồm 3 đoạn đường mang tên số 164, 202, 222 (voie N0164, 202, 222) gộp thành, năm 1945 được mang tên Đại Cổ Việt.

Năm 1993 đường Đại Cồ Việt đã được mở rộng, gồm 4 làn đường. Trên đường này có Trường Đại học Bách khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một góc đường Đại Cồ Việt hôm nay_Ảnh: TG

Lịch sử đã ghi lại rằng, Đại Cồ Việt là quốc hiệu nước ta thời nhà Đinh. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh sau khi đã dẹp xong các sứ quân và thống nhất đất nước, lên ngôi vua, lập kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Binh) và đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt. 

Tại đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư có bức đại tự: Chính thống thủy. Chỉ bằng ba chữ, bức đại tự đã nêu bật được khí phách, công lao vĩ đại của Đinh Tiên Hoàng với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt đã mở nền chính thống, xây dựng nên Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử với Quốc hiệu Đại Cồ Việt.

Một Quốc hiệu thể hiện tinh thần thượng võ, tự tôn của dân tộc, thể hiện vị thế mới của nước Việt với Đại Tống phương Bắc. Cũng tại đền thờ Đinh Tiên Hoàn ở cố đô Hoa Lư còn có đôi câu đối: 

Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An

Lịch sử cũng đã ghi nhận: năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La đã mang theo nhiều địa danh của cố đô Hoa Lư (cầu Đông, cầu Dền…) để đặt cho các địa danh mới ở Đại La như một sự tiếp nối của lịch sử, sự tiếp nối từ Cố đô Hoa Lư đến Thăng Long Kinh đô mới. Thăng Long từ đây phát triển rực rỡ với các phố phường sầm uất.

Có thể nói, kỷ nguyên Đại Cồ Việt là một trong những kỷ nguyên vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc với các chiến công lừng lẫy: dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn; kháng Tống, bình Chiêm…

Hùng Dũng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top