Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quảng cáo số sẽ dẫn dắt xu hướng làm báo thế giới?

03:57 06/05/2017 - Góc nhìn
Nhu cầu quảng cáo trên môi trường số ngày càng tăng sẽ dẫn dắt xu hướng làm báo và truyền hình trong tương lai.

Xu hướng quảng cáo trên môi trường số ngày càng gia tăng

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông sử dụng nền tảng Internet (máy tính, điện thoại di động thông minh) đã mang đến cho độc giả cơ hội dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh và thuận tiện nhất. Có thể nói, môi trường truyền thông số đang là nơi tập trung nhiều nhất khán giả sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Nắm bắt được thực trạng đó, các nhà khai thác quảng cáo đã sử dụng Internet như một công cụ hữu hiệu để tiếp cận khách hàng.

Trong bối cảnh các cơ quan báo chí và truyền hình phải tự chủ về kinh tế đang là một xu thế tất yếu thì việc làm kinh tế báo chí cũng là một nhu cầu chính đáng và được Pháp luật cho phép, do đó, việc phát triển doanh thu từ quảng cáo đối với mỗi cơ quan báo chí, truyền hình cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bên cạnh nhiệm vụ phát triển nội dung theo tôn chỉ mục đích của mình nhằm thu hút cũng như duy trì sự trung thành của bạn đọc, khán giả.

Quảng cáo trên Internet đã vượt quảng cáo truyền thống

Theo tổ chức quảng cáo Interactive Advertising Bureau (IAB) và PricewaterhouseCoopers (PwC), quảng cáo kỹ thuật số đã thu được 72,5 tỷ USD doanh thu trong năm 2016, tăng 22% so với năm 2015 (59,6 tỷ USD).

Ngoài việc 8 năm liên tục phá vỡ kỷ lục, báo cáo của IAB cho thấy lần đầu tiên chi tiêu quảng cáo trên thiết bị di động vượt qua mức chi tiêu quảng cáo trên màn hình máy tính để bàn và lần đầu tiên quảng cáo kỹ thuật số vượt qua chi tiêu quảng cáo truyền hình.

Mức tăng trưởng quảng cáo năm 2015 là 8,5% và dự báo chi tiêu quảng cáo trên các thị trường này sẽ tăng thêm 6,4% trong năm 2017. (Mức tăng trưởng trung bình từ 2017 - 2022 sẽ là 4.9%).

Ấn Độ, dự kiến ​​sẽ trở thành thị trường tốt nhất trong khu vực, dự kiến ​​sẽ vượt qua Úc trở thành thị trường quảng cáo lớn thứ ba trong khu vực vào năm 2022, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Như vậy, Úc sẽ rơi vào vị trí thứ tư, trong khi Hàn Quốc sẽ vẫn đứng thứ năm. MPA cho biết Trung Quốc, thị trường quảng cáo lớn nhất khu vực, sẽ đạt doanh thu quảng cáo ròng là 121 tỷ USD vào năm 2022 (năm 2017 sẽ là 90 tỷ USD).

Năm 2016 quảng cáo trên Internet đã tăng 20,8% (tăng 66 tỷ USD) trên 14 thị trường. Internet trở thành phương tiện quảng cáo lớn nhất ở Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand và Đài Loan và đến năm 2022, Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore được dự báo sẽ gia nhập nhóm này.

Quảng cáo trên truyền hình vẫn phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, toàn bộ chi tiêu quảng cáo truyền hình đã thu hẹp (0.5%) vào năm 2016 trên toàn bộ các lãnh thổ được khảo sát, chủ yếu là giảm ở các đài phát thanh, truyền hình nhỏ. Mặc dù vậy, truyền hình truyền thống (Tivi) sẽ vẫn là phương tiện quảng cáo lớn nhất ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cho đến năm 2022, quảng cáo Internet sẽ là đứng ở vị trí thứ hai.

Mục tiêu kinh tế quyết định môi trường làm báo?

Hiện nay, người tiêu dùng đang dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng di động, xã hội và video trực tuyến, đây là yếu tố quyết định sẽ thúc đẩy nhu cầu quảng cáo trên Internet. Ở hầu hết ở các nước trên thế giới, Google (bao gồm cả YouTube) và Facebook đang chiếm ưu thế hơn hắn so với các phương tiện truyền thông truyền thống khác như báo in hay Tivi. Trước thực trạng nay, ở một số thị trường, đặc biệt là ở Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà sản xuất nội dung số (đối thủ chính của Tivi và báo in) đang bắt đầu lấy đi một “miếng bánh lớn” trong tổng dung lượng thị trường về quảng cáo.

Bán báo dạo trên đường phố của Myanmar, Ảnh: AP

Đứng trước một thực trạng khách quan mang tính tất yếu, đó là xu hướng ngày càng nhiều bạn đọc, khán giả tập trung trên môi trường Internet, nhu cầu khai thác quảng cáo ngày càng tăng trên môi trường này đang diễn ra mạnh mẽ thì các đơn vị báo chí, truyền hình cũng sẽ khó tránh khỏi một yêu cầu khách quan đó là phải sử dụng môi trường số để làm phương tiện truyền tải thông tin đến bạn đọc và khán giả, qua đó góp phần thu hút được nhiều quảng cáo để hoàn thành mục tiêu kinh tế của mình?

Vũ Hòa

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top