Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Phong tục Vu Lan báo hiếu cha mẹ tại các quốc gia

Lễ Vu lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông). Bạn đọc cùng TC Người Làm Báo tìm hiểu thêm phong tục báo hiếu cha mẹ mùa Vu Lan ở một vài quốc gia.

Lễ Vu Lan trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch), người Trung Quốc và người Việt Nam theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện.

Ngày nay, Lễ Vu Lan không chỉ có ở Trung Quốc hay Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia châu Á khác, lễ Vu lan cũng được coi như dịp báo hiếu cha mẹ.

Cùng TC Người Làm Báo tìm hiểu thêm phong tục báo hiếu cha mẹ mùa Vu Lan ở một vài quốc gia.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, người dân cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự như ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam, đó chính là lễ Obon, được diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.

Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

Lễ hội Obon kéo dài trong ba đến bốn ngày từ ngày 13 đến ngày 16/8. Ý nghĩa của lễ hội là để tưởng nhớ những người thân đã qua đời bởi người Nhật tin rằng trong khoảng thời gian này, linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

Nếu như ở Việt Nam có tục cúng lễ rất lớn và đốt vàng mã dâng lên người đã khuất thì người Nhật Bản cũng có những nét tương đồng. Đồ cúng thờ của họ là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (hoặc Tama-dana). Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn); ngày 14 là Ohagi (Một loại bánh bột gạo); ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).


Đồ cúng trong lễ Obon của người Nhật.


Malaysia

Ở Malaysia, ngày lễ Vu Lan còn gọi là Ngày Tổ tiên hay là Lễ hội tháng 7. Theo phong tục của người Malaysia, vào ngày Lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh như: thăm viếng lăng mộ, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật cho người thân đã quá cố, cha mẹ…

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, người ta ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ, ngày để con cái thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ.

Tại Hàn Quốc, người ta ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ, ngày để con cái thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ.

Truyền thống về ngày cha mẹ được người Hàn Quốc giáo dục rất tốt cho các thế hệ tương lại, thậm chí là ngay cả các em nhỏ còn đang học mẫu giáo. Trước “Ngày cha mẹ” các em sẽ được thầy cô giáo dạy cách làm bưu thiếp trong đó ghi những lời chúc ngây thơ và ngộ nghĩnh nhất thể hiện tình cảm của mình giành cho cha mẹ. Hoặc các em cũng có thể tự làm các món quà dễ thương để tặng cha mẹ mình nhân ngày này như chỉ đơn giản là gói bọc những chiếc kẹo ngọt ngào theo cách riêng của mình.

Ở Hàn Quốc, người ta ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ, ngày để con cái thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ.

Còn đối với những người con đã trưởng thành và lập nghiệp thì thường mua tặng cha mẹ những món quà mang tính thiết thực trong cuộc sống hàng ngày hoặc món quà tốt cho sức khoẻ. Tuỳ vào từng người và từng hoàn cảnh kinh tế mà có rất nhiều cách để thể hiện sự hiếu thỏa của con cái đối với cho mẹ nhưng một bông hoa hay lẵng hoa cẩm chướng là không bao giờ thiếu.

Đi trên đường phố Hàn Quốc vào những ngày này, các bạn sẽ thấy rất nhiều hoa cẩm chướng. Loài hoa thể hiện cho sự tôn kính, tấm lòng biết ơn, được những đứa con mua về để tặng hay để gài lên áo của cha mẹ.

Đi trên đường phố Hàn Quốc vào những ngày này, các bạn sẽ thấy rất nhiều hoa cẩm chướng.

Trung Quốc

Giống với quan niệm của người Việt, họ đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho những cha mẹ, ông bà đã khuất.

Theo phong tục, mỗi khi đến mùa Vu Lan, người Trung Quốc thường đi thăm viếng phần mộ của người quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Giống với quan niệm của người Việt, họ đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho những cha mẹ, ông bà đã khuất.

Thái Sơn (th)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top