Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí (*)

Giải báo chí Quốc gia là sự kế thừa và phát triển trên cơ sở Giải báo chí toàn quốc mà nhà báo Phan Quang là Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí toàn quốc đầu tiên năm 1991, cách đây 25 năm. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu tóm tắt bài phát biểu của Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi tại Hội nghị tổng kết 10 năm Giải báo chí Quốc gia.

Một số nội dung chính của Giải báo chí Quốc gia

Hàng năm, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia lựa chọn để trao giải cho những tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao về tư tưởng, chính trị, văn hóa; có nội dung và hình thức hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội to lớn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; Thông qua Giải, góp phần động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo của đội ngũ những người làm báo trong cả nước; phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí trong xã hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu, Ảnh: PV

Giải được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2006 với quy mô toàn quốc. Năm sau tuyển chọn, thẩm định, chấm và trao giải cho các tác phẩm báo chí của năm trước đó.

Cách thức tổ chức tuyển chọn, thẩm định và chấm giải, Giải báo chí Quốc gia được tuyển chọn và chấm qua 3 vòng:

Vòng tuyển chọn, tiến hành ở các Chi hội, Liên chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương và Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Vòng sơ khảo, tiến hành ở Trung ương do Hội đồng sơ khảo chấm;

Vòng chung khảo, tiến hành ở Trung ương do Hội đồng chung khảo chấm.

Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm từ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Hội Nhà báo Việt Nam và nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

Tổ chức thực hiện Giải, Quyết định của Thủ tướng giao Hội Nhà báo Việt Nam là Cơ quan chủ trì, Bộ Văn hóa - Thông tin là Cơ quan phối hợp và mời Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tham gia.

Ngày 10/5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Thành lập Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, gồm 8 thành viên. Ngày 18/5/2007, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia. Ngày 5/5/2008, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia ký Quyết định ban hành Điều lệ Giải báo chí Quốc gia, trong đó quy định Cơ cấu Giải BCQG gồm 8 loại giải tương ứng với các loại hình báo chí là: Báo in có 4 Giải, báo nói (phát thanh) có 2 Giải, báo hình (truyền hình) có 2 giải.

Theo yêu cầu và sự phát triển của thực tiễn hoạt động báo chí, Hội đồng Giải đã điều chỉnh, thay đổi, bổ sung cơ cấu giải cho phù hợp. Từ 8 loại giải ban đầu, đến năm 2012 đã nâng lên 11 loại giải như hiện nay. Báo mạng điện tử trước đây chấm chung với các loại hình báo chí khác nay đã được tách riêng, cơ cấu thành hai loại giải; báo hình, trước đây chỉ có 2 loại giải nhưng những năm gần đây đã chia thành 3 loại. Ảnh báo chí có cơ chế riêng cho tác giả tự gửi tác phẩm dự giải, v.v..

Trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam trong tổ chức Giải

Với trách nhiệm là cơ quan chủ trì Giải, Hội Nhà báo Việt Nam đã bám sát và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, của Hội đồng Giải; đã phối hợp chặt chẽ và nhận được sự phối hợp có hiệu quả của các Ban, Bộ, ngành liên quan, của các cấp Hội Nhà báo và lãnh đạo các địa phương trong cả nước. Đã ban hành Bộ Quy trình tổ chức Giải, chi tiết nội dung các công việc cho một mùa giải, đơn vị thực hiện, cấp trình ký, thời hạn hoàn thành,…từ khâu ban hành Hướng dẫn dự giải, đến khâu hoàn tất công việc sau khi trao Giải.

Ngay từ đầu năm, Thường trực Hội đồng Giải đã ban hành Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc dự Giải BCQG gửi các cấp Hội Nhà báo trong cả nước, quy định cụ thể về điều kiện dự giải, tiêu chí xét chọn, quy cách tác phẩm và cách thức tổ chức tuyển chọn từ cơ sở, v.v..

Việc thành lập các Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo và tổ chức chấm, thẩm định, xét trao giải hằng năm… được thực hiện nghiêm túc, khách quan, khoa học, lựa chọn các thành viên đại diện tiêu biểu cho các thế hệ nhà báo, các loại hình báo chí, cơ quan báo chí, các vùng miền. Các Hội đồng đã làm việc công tâm, khách quan, tinh thần trách nhiệm cao đối với Giải. Các cấp Hội nhà báo trong cả nước đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định theo Hướng dẫn của Hội đồng Giải.

Công việc trao Giải hằng năm được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, tổ chức trang trọng, tôn vinh giá trị của Giải và các nhà báo đoạt giải. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương… đã dành cho Giải sự quan tâm đặc biệt, đến dự, trao giải, phát biểu động viên khích lệ và định hướng cho những người làm báo cả nước, nhân dịp Lễ Trao Giải báo chí Quốc gia hàng năm vào Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6).

Tóm lại, công tác tổ chức Giải trong 10 năm qua đã được thực hiện nghiêm túc, theo đúng các quy định của Chính phủ, đúng Điều lệ Giải và phù hợp với sự phát triển của báo chí cả nước./.

Ngày 22/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1694/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia đã được thực hiện từ năm 2015 (trao Giải lần thứ IX - năm 2014). Năm 2016 là năm thứ hai thực hiện theo Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia.

Hồ Quang Lợi
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia năm 2015
(*) Tít do Tạp chí Người Làm Báo đặt

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top