Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Nhà báo Hồ Xuân Đoan: Người có nhiều cống hiến trong những năm đầu tái lập Báo Lào Cai

Lâu nay đồng nghiệp báo chí xa gần và nhiều người đọc báo Lào Cai luôn nhắc tới vị Tổng Biên tập đầu tiên khi tái lập Báo Lào Cai (01/10/1991) trong 10 năm đầu gian khó nhất lập lại tỉnh biên giới Lào Cai - cố nhà báo Hồ Xuân Đoan.

Nhà báo - cựu chiến binh Hồ Xuân Đoan, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tổng Biên tập Báo Lào Cai, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai, đã đột ngột đi xa sau cơn bạo bệnh cách đây hơn 20 năm khi tuổi đời của ông chưa cao lắm.

Hình ảnh thân thương và tình cảm sâu nặng của Tổng Biên tập Hồ Xuân Đoan còn được chúng tôi - những người cộng sự thân thiết và nhiều bạn bè của ông giữ mãi mãi trong lòng không thể nào quên.

Dẫn phóng viên tr li Lào Cai ngày gian khó

Tôi còn nhớ trong phiên họp đầu tiên của Ban Thường vụ lâm thời Tỉnh ủy Lào Cai do đồng chí Tráng A Pao, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai (lâm thời) chủ trì tại thị xã Yên Bái tháng 9/1991, lãnh đạo tỉnh đã ra một trong những quyết định đầu tiên là thành lập tờ Báo Lào Cai - Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Lào Cai và nhà báo Hồ Xuân Đoan, khi đó là Phó Tổng Biên tập Báo Hoàng Liên Sơn được chọn bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Lào Cai mới.

Ban Biên tập Báo Lào Cai duyệt maket báo ảnh Lào Cai dành cho các dân tộc vùng cao, số 1 (4/1994)_Ảnh: Quang Trung

Cuối tháng 9/1991, nhà báo Hồ Xuân Đoan đưa toàn bộ cơ quan Báo Lào Cai mới (được chia tách từ Báo Hoàng Liên Sơn ra) lên tỉnh mới tái lập Lào Cai trên chiếc xe U-oát mới mà Báo Hoàng Liên Sơn vừa được cấp và giao lại cho Báo Lào Cai, ngược núi đi tìm vị trí đặt tòa soạn và nhà in của Báo Hoàng Liên Sơn. Lái xe do anh Kiều Quốc Việt, Chánh Văn phòng cơ quan báo, đồng thời cũng là chuyên gia in ấn giỏi của tỉnh phụ trách.

Ở lại thị xã Yên Bái do việc riêng gia đình, tôi được anh Hồ Xuân Đoan giao việc nhận lại các tập Báo Lào Cai đổi mới đang lưu giữ trong thư viện và Báo Hoàng Liên Sơn đóng thành tập lưu trữ chia cho Báo Lào Cai, đồng thời chọn các tin, bài, ảnh của cộng tác viên viết về vùng đất nay thuộc tỉnh mới Lào Cai để chọn đăng trên Báo Lào Cai ra số 1.

Các nhà báo Triệu Quang Bích, Phạm Quang Trung, Đỗ Phan Ái, Lê Minh Thảo, Phạm Thăng Long đi lên Lào Cai trước cùng Tổng Biên tập Hồ Xuân Đoan tác nghiệp cho những số báo đầu tiên.

Một tuần sau, tôi ngược tàu hỏa lên tỉnh mới Lào Cai cùng mọi người chuẩn bị cho ra đời số Báo Lào Cai đầu tiên phát hành đúng ngày 01/11/1991 nhân kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng tỉnh Lào Cai tại vùng mỏ a pa tít Cam Đường khi ấy vẫn đang mang tên thị xã Lào Cai, đồng thời là dịp lãnh đạo tỉnh Lào Cai mới ra mắt đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Ch đo làm báo theo phong cách hin đi

Do phải chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, nhất là nội dung tin, bài, ảnh và phải gửi xuống in theo phương pháp hiện đại nhất thời đó tại Xí nghiệp in Thông tấn xã Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội.

Số Báo Lào Cai đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà báo Hồ Xuân Đoan và nhất là có những khi ông thức trắng mấy đêm liền thực hiện biên tập, viết bài, chọn ảnh, trình bày trang theo phong cách hiện đại của các tờ báo Trung ương thời ấy.

Tôi được giao mang ma két và bản thảo xuống Thủ đô Hà Nội in và là người trực tiếp sửa lỗi số báo đầu tiên. Tôi vừa vui, vừa lo và chỉ thở phào nhẹ nhõm khi báo không bị sai sót dù một lỗi nhỏ dấu chấm, phẩy.

Tờ báo Lào Cai đầu tiên in 1.000 tờ, in đẹp, nội dung phong phú, nhất là tin, bài ngắn gọn, có nhiều ảnh đẹp in nhiều màu, phát hành đúng ngày kỷ niệm giải phóng tỉnh Lào Cai (01/11/1991) tại thị xã Lào Cai trong niềm vui khôn xiết của lãnh đạo tỉnh và bạn đọc xa gần.

Báo Lào Cai xuất bản 1 kỳ/tuần, 8 trang khổ nhỏ, trang 1 và 8 in nhiều màu và được in ấn ở tận Thủ đô Hà Nội nên sau đó hầu như tất cả phóng viên, biên tập viên luân phiên nhau đi in báo, sửa lỗi bản phông trước khi in và vác bao tải đựng nghìn tờ báo theo tàu hỏa ngược lên Lào Cai để bưu điện phát hành tới gần 2.000 làng bản trong toàn tỉnh mới Lào Cai.

Cả cơ quan báo là đại gia đình

Ngày ấy cả cơ quan Báo Lào Cai là một gia đình, người ít, việc nhiều, đời sống khó khăn nhưng từ Tổng Biên tập Hồ Xuân Đoan tới anh chị em phóng viên, biên tập viên, phục vụ hậu cần đều vui, đều hết lòng vì tờ báo Đảng bộ địa phương.

Nhà báo Hồ Xuân Đoan tại Lễ kỷ niệm 35 năm Báo Lào Cai năm 1998.

Từ chỗ cơ quan báo chỉ có 9 người lớn bé ngày tái lập tỉnh, vài năm sau Ban Biên tập chúng tôi quyết định tiếp nhận cộng tác viên trẻ Hải Xuyên hiện nay đang là Phó Giám đốc Đài PTTH Lào Cai làm nghề nông ở huyện vùng sâu Than Uyên nhưng có bài viết khá hay "Làng mật thơm hương" trên Báo Lào Cai đã được mời về tòa soạn làm việc ngay; anh sỹ quan trẻ Đinh Quốc Hồng quê ở xã Nam Cường (thị xã Lào Cai) học tổng hợp văn ở Trường đại học Tổng hợp Hà Nội chuyển ngành từ Trường Sỹ quan phòng hóa (Bộ Quốc phòng) ở thị xã Sơn Tây về làm phóng viên văn xã; các nhà báo Nguyễn Văn Công (Phóng viên Báo Yên Bái), Thái Sinh (nhân viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái); Mạnh Tấn (phóng viên Đài Truyền thanh huyện Yên Bình) vừa tốt nghiệp trường đại học báo chí Trung ương chuyển lên; nữ cử nhân trẻ Nguyễn Hoàng Lan từ Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh xin chuyển sang; phóng viên trẻ La Văn Tuất từ Đài PT-TH tỉnh Lào Cai chuyển về để gần vợ con ở xưởng in báo...

Tôi còn nhớ trong đó có trường hợp cơ quan Báo phải báo cáo với thường trực Tỉnh ủy vì dư luận không thuận.

Khi ấy Tổng Biên tập Hồ Xuân Đoan đích thân gặp anh A, anh B... thuyết phục để tỉnh cho phép Báo tiếp nhận.

Đặc biệt trong quá trình công tác có vài trường hợp anh chị em sai phạm chuyện này, việc kia , đáng lẽ phải kỷ luật , có vụ vi phạm kỷ luật rất nặng nhưng Tổng Biên tập Hồ Xuân Đoan trao đổi với tôi "Báo mới tái lập chưa lâu, thôi tha thứ cho họ làm lại cuộc đời"...

Bây giờ nghĩ lại, tôi thầm nghĩ hiếm có vị Tổng Biên tập tờ báo nào có tấm lòng vị tha, bao dung và rất nhân văn như cố nhà báo Hồ Xuân Đoan.

Thuyết phục tỉnh cho xây trụ sở báo to đẹp nhất vùng núi - trung du phía Bắc

Bằng uy tín và mối quan hệ thân thiết của mình với lãnh đạo tỉnh và các ngành, nhà báo Hồ Xuân Đoan đã thuyết phục được tỉnh đồng ý cho thiết kế trụ sở Báo Lào Cai to đẹp, kiến trúc đặc biệt vì nơi đó không chỉ là tòa soạn của báo mà còn là nơi tổ chức họp báo, gặp gỡ các nhà báo trong nước, quốc tế tới làm việc tại địa phương.

Tòa nhà trụ sở Báo Lào Cai ở trước cổng UBND phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) do kiến trúc sư Phan Doãn Thanh, hồi chia tỉnh mới là Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai nhưng kiêm chức Chủ tịch Hội kiến trúc sư tỉnh Lào Cai trực tiếp thiết kế và Công ty xây dựng số 2 tỉnh Lào Cai do kiến trúc sư giỏi Phạm Viết Lân làm đội trưởng chỉ đạo thi công trong 2 năm liên tục.

Tòa nhà trụ sở Báo Lào Cai được coi là công trình kiến trúc đẹp nhất của thị xã tỉnh lỵ Lào Cai trong nhiều năm sau tái lập tỉnh và là mơ ước của không ít tờ báo cấp tỉnh, thành phố thời ấy.

Do phải di dời tòa soạn báo Lào Cai xuống khu nhà số 4 khu hợp khối liên cơ quan cấp tỉnh theo lệnh của Tỉnh nên hiện nay, công trình kiến trúc này được giao lại cho Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại địa phương.

Tnh đu tiên cho ra đi báo nh Lào Cai dành cho bà con các dân tc

Nhà báo Hồ Xuân Đoan còn có công đầu cho ra đời tờ báo ảnh Lào Cai dành cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh cấp tặng cho gần 2.000 trưởng bản sau khi Thông tấn xã Việt Nam có sáng kiến xuất bản tờ báo ảnh dành đồng bào các dân tộc trong toàn quốc.

Đúng ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5/1994, tờ báo ảnh Lào Cai dành riêng cho đồng bào các dân tộc ra mắt số đầu, báo in khổ nhỏ, 4 trang nhưng in ảnh màu tất cả các trang.

Đây là tờ báo ảnh đầu tiên cấp tỉnh xuất bản thời ấy nên không ít lãnh đạo báo bạn sang Báo Lào Cai học kinh nghiệm.

Tờ báo này, bà con vùng cao Lào Cai, ai cũng thích vì báo in nhiều ảnh, tin, bài viết cực ngắn, ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu nhất.

Xin nói thêm, khi tái lập Báo Lào Cai, nhà báo Hồ Xuân Đoan còn có sáng kiến in báo theo phương pháp hiện đại nhất dù là đi lại xuống Hà Nội tốn kém, vất vả vì chỉ có như thế mới tạo tiền đề báo cáo lãnh đạo tỉnh cho chuyển công nghệ in ấn từ chữ chì đúc cổ lai hy của xưởng in của báo chuyển từ Yên Bái lên chuyển sang công nghệ in offset hiện đại như bây giờ.

Một ngưi thy ln ca chúng tôi v làm báo và sng có trưc, có sau...

Đối với tôi và nhiều người ở Báo Lào Cai thời đó, luôn coi nhà báo Hồ Xuân Đoan như người anh, người chú, người thầy về nghiệp vụ báo chí và đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp của người đứng đầu một cơ quan báo Đảng địa phương.

Suốt đời tôi mang ơn nhà báo Hồ Xuân Đoan và học được từ ông rất nhiều điều trong nghệ thuật làm báo và kỹ năng quản lý báo chí.

"Vận hội của mùa xuân" - đầu đ bài xã lun báo Tết...

Trước khi ông mất không lâu, như có linh cảm gì đó, nhà báo Hồ Xuân Đoan đã tự biên tập, xuất bản cuốn sách "Vận hội của mùa Xuân" do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản với số lượng 600 cuốn, sách dày khoảng 500 trang, tập hợp những tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật đặc sắc nhất do ông viết và sáng tác trong mấy chục năm cầm bút trên cương vị cán bộ Báo Chiến sỹ Tây Bắc, Báo Hoàng Liên Sơn, Báo Lào Cai đã đăng trên các báo, tạp chí Trung ương, địa phương.

Cuốn đầu tiên vừa nhận từ nhà in về ông liền ký tặng cho tôi. Tác phẩm "Vận hội của mùa xuân" đã được truy tặng Giải thưởng Phan Si Păng đợt đầu tiên năm 2002 - Giải thưởng lớn nhất về văn học nghệ thuật xét tặng 5 năm một lần của UBND tỉnh Lào Cai.

Đặc biệt, nhà báo Hồ Xuân Đoan còn là người trực tiếp sưu tầm tài liệu, biên soạn "Sơ lược lịch sử báo đảng bộ địa phương tỉnh Lào Cai" (1958 - 1998), đồng thời xin phép Tỉnh ủy cho Báo Lào Cai lấy ngày 10/4/1963 ngày xuất bản số báo đầu tiên của Lào Cai đổi mới làm Ngày truyền thống của Báo Lào Cai.

Nhà báo Hồ Xuân Đoan còn góp công sức xây dựng Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai trong 10 năm đầu tái lập tỉnh, cùng Ban chấp hành Hội khẩn trương xây dựng tổ chức Hội cơ sở ở Báo Lào Cai và Đài PT-TH Lào Cai, phát triển thêm nhiều hội viên, tích cực tham gia các Hội báo Xuân do Trung ương Hội tổ chức ở Thủ đô Hà Nội.

Ông có nhiều bạn bè báo chí, văn nghệ sỹ nổi tiếng của đất nước và có mối quan hệ rất tốt với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Cục Báo chí (Bộ Văn hóa - Thông tin), Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Học viện Báo chí  và Tuyên truyền...

Nhân kỷ niệm 60 năm truyền thống Báo Lào Cai (10/4/1963 - 10/4/2023) xin có bài viết nhỏ này thay nén nhang thơm tưởng nhớ về nhà báo Hồ Xuân Đoan - người anh - người thầy đáng kính của riêng tôi và những ai mến yêu ông....

Phm Ngc Trin

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top