Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên số 1 trong tái cơ cấu nền kinh tế

09:56 04/11/2016 - Quốc hội khóa XV
Trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế Chính phủ, cần lấy tăng năng suất lao động để thúc đẩy nội lực nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăng tưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hiện nay là ý kiến của đa số đại biểu tại phiên họp chiều ngày 3/11.

Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Tại phiên họp chiều 3/11, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần phân tích, đánh giá sâu hơn nữa về hai chỉ tiêu sẽ không đạt được theo kế hoạch đặt ra là chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độc tăng trưởng tổng kim nghạch xuất khẩu.

Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) đánh giá cáo sự điều hành của Chính phủ đã đổi mới, linh hoạt, quyết liệt, bám sát những định hướng cải cách thể chế kinh tế và tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược. Đặc biệt, Chính phủ đã tạo ra sự chuyển biến mới về nói đi đôi với làm; xây dựng Chính phủ kiến tạo, sáng tạo, minh bạch, liêm chính, tạo niềm tin của nhân dân. 

Tuy nhiên, Chính phủ cần cụ thể hóa các giải pháp, đồng thời làm rõ các vấn đề nêu nhiều lần nhưng chậm chuyển biến như: phát triển công nghiệp hỗ trợ, xử lý nợ xấu, sự cố môi trường, ùn tắc giao thông, ngập nước ở đô thị lớn. 

Trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế Chính phủ, cần lấy tăng năng suất lao động để thúc đẩy nội lực nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăng tưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hiện nay. 

Theo đại biểu, năng suất lao động của Việt Nam đang thấp so với khu vực, chỉ xấp xỉ bằng Lào và cao hơn so với Myanmar và Campuchia.

Với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay thì đến năm 2038, Việt Nam mới đuổi kịp Philippines và năm 2069 mới bắt kịp Thái Lan.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đến nguồn nhân lực và có giải pháp để tăng năng suất lao động. Trong đó, muốn tăng năng suất lao động cần có yếu tố con người - tức nguồn lực nhân lực chất lượng cao là quan trọng nhất.

T.H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top