Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

"Cơ hội vàng" cho sinh viên báo chí

Đối với sinh viên báo chí, thời gian đi kiến tập, thực tập được cho là “cơ hội vàng” để sinh viên mạnh dạn nhập cuộc, áp dụng lý thuyết đã học trên lớp vào thực tế. Việc chọn địa điểm kiến tập, thực tập là một trong những “khâu” rất quan trọng.

Thực tập tại tòa soạn người quen

Sinh viên chuyên ngành báo chí cũng giống như các chuyên ngành đào tạo khác, năm thứ 3 là lúc các bạn sinh viên có cơ hội đi kiến tập (thời gian 1 tháng) và thực tập (thời gian 1 kỳ), tiếp xúc trực tiếp, làm việc và lăn xả vào nghề.

Đa phần sinh viên sẽ chọn vào những tòa soạn có người quen hoặc nhờ người thân để xin kiến tập, thực tập tại đó. Sở dĩ, họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất hướng dẫn sinh viên tác nghiệp, không tạo nhiều áp lực, ngoài ra còn có thể “linh động” về thang điểm cho sinh viên trong kì kiến tập, thực tập.

Một vài sinh viên “dựa hơi” quen biết nên trong các kỳ kiến tập, thực tập thường đến tòa soạn để mang tính chất có mặt, không viết bài hoặc viết ẩu, viết cho xong, lấy tin một cách đơn thuần từ thông cáo báo chí, dẫn đến tình trạng khi làm bài tập lớn thường nhờ vả, thuê hoặc “xào” lại  bài của người khác.

Chọn tòa soạn chuyên nghiệp để thực tập

 

Sinh viên báo chí tác nghiệp trong chương trình cứu trợ miền Trung tại Hà Tĩnh, tháng 9/2016, ảnh:PV

Để làm nên thương hiệu của tờ báo, đòi hỏi chất lượng phóng viên cao, phải có kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt ở những tòa soạn lớn thường có đội ngũ cộng tác viên rất đông, “phủ sóng” toàn quốc. Do vậy, khi lựa chọn vào những tờ báo có tên tuổi sinh viên thường bị “hẫng”, không đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp và hạn trả bài của tòa soạn.

Trường hợp để sinh viên “tự bơi” trong thời gian thực tập không hiếm gặp. Khách quan hơn, đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên thử sức, “tự bơi” không đồng nghĩa với thất bại, đó là khoảng thời gian để những sinh viên báo chí “chân ướt, chân ráo” thực hành nghề, tự rèn giũa bản thân để trưởng thành trong cách viết như câu nói: “lửa thử vàng gian nan thử sức”.

Sự chủ động, nhập cuộc, yêu nghề và ham học hỏi là những yếu tố sống còn quyết định “cơ hội vàng” cho sinh viên báo chí.

                                                                                                                        Hà Anh

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.