Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Khởi nghiệp từ đâu?

“Có công mài sắt có ngày nên kim” – chân lý mà mỗi người cần phải nhớ khi bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình.
SINH VIÊN BÁO CHÍ:

“Tập viết”

Suy cho cùng nghề báo vẫn là một trong những nghề công bằng nhất trong xã hội hiện nay. Bởi nghề báo cốt lõi là phải “biết viết”, vì thế cho dù anh có là “con ông cháu cha”, ra trường với “cái ghế” định sẵn mà “không viết” được thì cũng sẽ bị đào thải. Đó là quy luật bất thành văn với nghiệp báo chí mà nhất là với nền báo chí đương đại.

Sinh viên báo chí ngoài việc tiếp thu những lý luận cơ sở nghành thì cần phải chủ động tìm ra con đường khởi nghiệp cho mình. Và con đường đó chính là từ việc viết. Hãy “tập viết”, từ viết nhiều mới đến được chắc tay. Từ chắc tay sẽ biết cách để viết sâu, viết đắt.

Từ việc viết sẽ nảy sinh một loại cảm quan nghề nghiệp. Chẳng hạn công chúng đi xem một bộ phim hay, họ sẽ chỉ nhắc đến sự thành công của bộ phim đó. Nhưng là sinh viên báo chí, chúng ta phải biết phát hiện vấn đề, tìm kiếm đề tài và khai thác đề tài một cách triển để nhất. Vì sao bộ phim đó thành công, nhà sản xuất đã lên kịch bản ra sao, đạo diễn và quay phim là ai, họ đã truyền thông như thế nào?

Đừng ngại! Hãy “lăn xả” tác nghiệp dần đi, Ảnh: TL

Viết ở đâu?

Bắt đầu khởi nghiệp với việc viết nhưng phải tìm cho mình một không gian lao động nghề nghiệp phù hợp thì mới thật sự phát huy được tác dụng. Không ai phủ nhận được sức mạnh của truyền thông xã hội, Facebook có khả năng lan tỏa rất lớn. Song nói cho cùng Facebook chỉ là nơi chúng ta trải lòng chứ không phải nơi để chúng ta được công nhận.

Hãy mạnh dạn cộng tác, cộng tác với tất cả những gì liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình. Từ việc viết bài như tư vấn tuyển sinh, tư vấn du học… cho đến bài báo đăng trên những tờ báo chính thống. Không ai dễ dàng chấp nhận khi chúng ta chỉ là một tân binh nhưng cũng không ai đủ “tàn nhẫn” để phủi sạch công sức của chúng ta nếu thực sự nỗ lực.

Vấp ngã rồi tự sức đứng dậy, đã qua rồi cái thời “chị ngã em nâng”. Nếu chúng ta muốn chạy đua với thực tế báo chí đương đại thì phải rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng. Chấp nhận bị từ chối, chấp nhận bị chê bai, chấp nhận việc phải không ngừng tiếp thu và học hỏi người đi trước.

“Lãi vô hình”

Đôi khi, chúng ta làm tất cả những điều đó chỉ vì chúng ta muốn mọi người nhớ đến một cái tên. Đó đã là một thành công lớn trong con đường khởi nghiệp của mỗi người.

Điều quan trọng khi khởi nghiệp là không được nản chí. Bởi có thể một bài viết hai nghìn chữ chỉ cần hai tiếng để viết.

Nhưng để có được khối tri thức trong hai tiếng đó là chúng ta phải lăn lộn đi sâu thực tế mấy tháng trời, phải nghiên cứu bao nhiêu đêm. Đổi lại, một bài trên trang cá nhân là không công, một bài trên báo với mức nhuận bút hai đến ba trăm nghìn đối với một cộng tác viên. Rõ ràng lợi ích không cân xứng với sức lao động nghề nghiệp.

Nhưng chúng ta cần sắc sảo và tỉnh táo để nhìn nhận giá trị mà chúng ta nhận được là ở đâu? Không phải ở hai ba trăm nghìn nhuận bút mà là ở một cái “lãi vô hình” không cân đo được. Đó là sự công nhận của người đi trước, của công chúng, của xã hội. Chỉ cần có một cái tên trong “bản đồ báo chí đương đại” là xem như những bước khởi nghiệp đầu tiên có thành quả.

 

Thảo Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top