Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

" Học giỏi tiếng Việt để thắt chặt thêm tình hữu nghị Việt - Lào"

Trở lại giảng đường sau cuộc thi nói tiếng Việt giỏi do trường Đại học Hà Nội tổ chức, Linda Phocotama, quốc tịch Lào, sinh viên khoa Việt Nam học vẫn không giấu nổi niềm hạnh phúc khi trở thành người đạt giải cao nhất của cuộc thi.

Tự hào khi được du học tại Việt Nam

Trò chuyện với chúng tôi, Linda Phocotama tiết lộ rằng: hành trình học tiếng Việt là một chặng đường đầy chông gai, nhưng cũng có rất nhiều những điểm đáng nhớ và thú vị.

Bắt đầu làm quen với một ngôn ngữ mới tại mái nhà chung- trường hữu nghị Việt- Lào T78, Linda Phocotama luôn cố gắng học tập bằng tất cả niềm yêu thích và say mê tiếng Việt của mình.

Với Linda, tiếng Việt có những đặc trưng riêng biệt:nhiều dấu, nhiều từ ngữ phong phú và cách dùng từ cũng thật khác biệt tạo nên sự hứng thú và thôi thúc cô học và coi đó như ngôn ngữ thứ hai thân thuộc của mình.

Linda Phocotama và các sinh viên cùng lớp 

Chia sẻ về chặng đường học tập tại Việt Nam, cô cho rằng được sang một đất nước thanh bình và thân thiện như Việt Nam là một may mắn rất lớn, bởi ở Lào, không phải ai cũng có điều kiện được đi di học. Một đất nước có những con người thân thiện và hiền hậu, đường phố tấp nập xe qua lại, những danh lam thắng cảnh đẹp nên thơ và một nền văn hóa đa dạng khiến cô cảm thấy yêu quý Việt Nam hơn bất kì một quốc gia nào khác.

Những trải nghiệm đời thường

Thể hiện phần thi tài năng của mình qua bài hát “ Em đi xem hội trăng rằm “ với bộ quần áo tứ thân truyền thống của phụ nữ Việt, Linda Phocotama thực sự khiến những người có mặt tại hội thi cảm thấy thích thú và bất ngờ trước khả năng xuất sắc của cô gái này trong việc thể hiện hồn Việt qua một người ngoại quốc mới chỉ sinh sống và học tập ở Việt Nam được 4 năm.

Linda duyên dáng trong trang phục truyền thống Việt

Tiết lộ về cách học tiếng Việt của mình, Linda cho rằng chính nét đẹp trong văn hóa Việt đã tạo nên hứng thú lớn để cô có thể nghe và nói tiếng Việt tốt đến như vậy.

Ngoài thời gian học, Linda cũng dành cho mình nhiều thời gian để đi thăm quan những danh lam đẹp không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều nơi khác. Những lần đi chợ đêm ở chợ Đồng Xuân, thăm lăng Bác, tắm biển ở Sầm Sơn... đã để lại trong cô rất nhiều những ấn tượng về Việt Nam bởi qua mỗi chuyến đi, cô lại biết thêm về những nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền và coi đó là cơ hội tốt để rèn kĩ năng nói tiếng Việt của mình.

Mong thắt chặt hơn mối quan hệ tốt đẹp Viêt-Lào

Luôn dành sự ngưỡng mộ và yêu quý tới lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng như sự biết ơn lớn tới nhà trường và lãnh đạo Chính phủ hai nước, Linda luôn mong muốn được tiếp tục ở lại Việt Nam trong thời gian lâu hơn. Theo cô, mối quan hệ thân tình, hữu nghị lâu đời giữa hai nước Việt-Lào không ngừng được giữ gìn và bồi đắp hơn, bởi chính những sự nỗ lực của thế hệ trẻ hai nước hôm nay và mai sau.

Do đó,  việc học tập tại Việt Nam của cô nói riêng và các sinh viên Lào nói chung không chỉ là tiếp thu những nguồn tri thức bổ ích để phục vụ cho công việc sau này của mình mà còn góp phần hơn nữa tăng cường tinh thần hợp tác, hữu nghị và cùng phát triển của hai dân tộc anh em Lào và Việt Nam.

Ngọc Huyền

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top