Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hillary Clinton và nhiệt huyết lãnh đạo từ thuở 20

Từ những năm học đại học, Hillary Clinton đã đam mê chính trị và bà đã thực hiện đúng câu châm ngôn của trường: "Đừng để bị lãnh đạo, hãy là người lãnh đạo".

Hillary Clinton khi theo học tại Đại học Wellesley. Ảnh: Wellesley

Tại đại hội toàn quốc đảng Dân chủ Mỹ, rất nhiều bạn thời đại học của bà Hillary Clinton đã tới thành phố Philadelphia để chứng kiến thời khắc lịch sử bạn mình trở thành ứng viên đại diện của đảng Dân chủ. Trong số này có Nancy Wanderer, người đã nhớ lại thời khắc người bạn cũ bắt đầu sự nghiệp chính trị tại Đại học Wellesley, Boston những năm 1960, theo AFP.

Bà Hillary bắt đầu theo học trường vào năm 1965 và được bầu làm chủ tịch hội sinh viên năm 1968. Hai bà Wanderer và Clinton học cùng nhau 4 năm và tốt nghiệp năm 1969. Bà Wanderer hiện 68 tuổi và là giáo sư danh dự ngành luật, Đại học Maine. Bà cũng là một trong những đại biểu dự đại hội đảng Dân chủ.

Bà Wanderer cho biết ngay từ những năm đầu tại trường Wellesley, bà Clinton đã hăng hái hoạt động chính trị. "Bà ấy có thiên hướng lãnh đạo rất mạnh mẽ, mà theo bà ấy là do xuất phát từ sự nuôi dạy của gia đình", bà Wanderer kể.

Câu khẩu hiệu ở Wellesley là "Non Ministrari sed Ministrare", có nghĩa là "không để bị lãnh đạo mà phải là người lãnh đạo". "Bà ấy đã nhìn nhận vấn đề này rất nghiêm túc", bà Wanderer nhận xét thêm.

Hai bà khi ấy rất thân thiết với 5 sinh viên người Mỹ gốc Phi, những người mong muốn thay đổi quan điểm của văn phòng tuyển sinh cũng như lãnh đạo trường Wellesley về việc phải để nhiều sinh viên thiểu số hơn được ở trong ký túc xá. Thời đó, họ xếp phòng ở cho sinh viên căn cứ theo sắc tộc và tôn giáo. "Đó thực sự là một nỗ lực rất lớn và bà Hillary đã tham gia ủng hộ rất mạnh mẽ", Wanderer kể.

Bà Wanderer cho biết bà Hillary nổi tiếng là người rất nghiêm túc, không phải theo kiểu thiếu hài hước, mà là người đến trường không phải để tham gia các buổi tiệc tùng và uống nhiều rượu bia.

Hillary Clinton phát biểu tại đại hội đảng Cộng hòa Mỹ: Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam leo thang, 1968 là một năm rối ren thậm chí nhiều bạo lực tại các trường đại học Mỹ. Bà Wanderer nhận xét quan điểm chính trị của bà Hillary thời bấy giờ khá giống mình. "Bà ấy muốn thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn, cho dù chỉ gói gọn tại Wellesley, hay trên toàn thế giới".

Tại Wellesley, bà Clinton muốn phản hồi lại những khiếu nại sinh viên đưa ra liên quan đến các quy định hạn chế về mặt xã hội, hay việc có quá nhiều môn học bắt buộc. Bà Clinton cũng rất lo lắng về quyền công dân. Bà còn kèm cặp cho một học sinh da màu tại Roxbury.

"Đó chính là đặc điểm điển hình của Hillary: bà ấy sẽ không ca thán về điều gì, mà thay vào đó sẽ nỗ lực để thay đổi nó", người bạn học cũ cho biết.

"Bà ấy là là kiểu người sẽ dẫn đầu một cuộc tuần hành hay biểu tình, phát biểu và hô hào mọi người lên tiếng. Bà ấy là một nhà lãnh đạo đầy tính xây dựng, không phải một nhà lãnh đạo kiểu phá phách. Hillary luôn đảm bảo cuộc biểu tình không thành ra như vậy. Không hề có chuyện chiếm đóng các lớp học hay cho nổ bom", bà nói thêm.

Khi được hỏi cá tính của bà Clinton thay đổi ra sao kể từ khi bà trở thành phu nhân thống đốc bang Arkansas năm 1979, bà Wanderer cho biết: "Cho tới lúc ở Arkansas, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Bà ấy là chính mình, làm tóc theo cách bà ấy muốn, đeo đôi kính bà ấy thích, và gọi mình là Hillary Rodham. Sau đó, khi ông Bill đắc cử thống đốc bang, bắt đầu xuất hiện những lời chỉ trích nhắm vào bà ấy, mọi thứ dù nhỏ nhặt nhất, từ ngoại hình cho đến việc bà không đổi họ theo chồng".

"Tôi tin rằng để giúp cho sự nghiệp của ông Bill, bà ấy đã nhuộm tóc thành màu vàng, bà ấy cũng giảm cân, đeo kính áp tròng, và ăn mặc nữ tính hơn trước".

"Khi bà ấy vào Nhà Trắng năm 1993, tôi nghĩ bà ấy vẫn muốn là chính mình. Bà được giao phụ trách y tế và dường như quay trở lại là Hillary trước đây mà tôi biết. Bà ấy có công việc để làm", Wanderer nói thêm.

"Nhưng rồi người ta lại chỉ trích bà ấy. Họ không ngừng công kích cả hai vợ chồng. Đó là khi bà ấy bắt đầu khép mình lại và thận trọng trước những thị phi".

"Tôi tin rằng đó là vấn đề lớn nhất của Hillary. Bà ấy sợ phải cởi mở và nói thật lòng, do bà ấy nhận thấy những lời bà nói sẽ bị bóp méo và chống lại bà. Do đó, bản năng đầu tiên của Hillary là thu mình lại và không cởi mở. Bà ấy là người hướng nội", Wanderer nhận xét.

Xem thêm: Mối quan hệ chua cay giữa Putin và Hillary Clinton

Cuộc kết hôn của hai cỗ máy chính trị Obama - Clinton

Nguồn: VnExpress

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top