Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hành trình "Về nguồn" ý nghĩa tại di tích lịch sử ATK

Hướng tới kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, nhân kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam; Ngày 20/4, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”  tại di tích ATK, Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.

Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm Người trên đỉnh đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Tham dự chương trình “Về nguồn” lần này có đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Nguyễn Đức Lợi, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, cùng cán bộ hội viên cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam...

Về phía lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh; đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên cùng lãnh đạo các sở ngành và lãnh đạo huyện Định Hoá cùng tham dự chương trình.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm của Người trên đỉnh đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với công lao to lớn của Người, lãnh tụ thiên tài, một nhà báo cách mạng và là người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam.

Trong cuốn sổ lưu niệm, đồng chí Lê Quốc Minh chia sẻ: "Hôm nay, tại Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng nhân dân, nhà văn hoá kiệt xuất, nhà báo vĩ đại. Chúng con nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, đưa nên báo chí cách mạng Việt Nam phát triển hơn nữa".

Đoàn đã đến thăm điểm di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam; thăm nhà trưng bày của Hội Nhà báo Việt Nam

Tại Di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, đoàn đại biểu đã ôn lại truyền thống xây dựng, trưởng thành của Báo chí Cách mạng Việt Nam; thăm Nhà trưng bày của Hội Nhà báo Việt Nam, nơi lưu giữ những kỷ vật, bức ảnh về các hoạt động quan trọng của lãnh đạo Hội qua các thời kỳ từ khi thành lập đến nay. Tại địa điểm này, ngày 21/4/1950, Hội Những người viết báo Việt Nam (tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất - sự kiện ghi mốc son trong sự nghiệp phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Cũng trong chương trình, đoàn đại biểu đã tới thăm và trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng nhằm hưởng ứng chương trình “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022. Phát biểu tại đây, Đồng chí Lê Quốc Minh cho biết Ba năm trước, ngay tại vùng đất lịch sử thuộc xã Tân Thái ngày nay - nơi tổ chức khóa học đầu tiên và duy nhất của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (ngày 04/4/1949-04/4/2019), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và khánh thành Bia Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Sự kiện quan trọng đó đã đáp ứng được nguyện vọng tha thiết suốt bảy thập kỷ của các thế hệ làm báo và công chúng báo chí cả nước, tôn vinh một mốc son lịch sử của báo chí nước nhà; trở thành đợt giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị và nghiệp vụ sâu rộng của giới báo chí; góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam và gắn liền với công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tới thăm và trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam mong rằng các hội viên nhà báo trong cả nước tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa to lớn và giá trị nhân văn của việc thực hiện lời Bác Hồ dạy về trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo phong trào sâu rộng trong cả nước, góp phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thế Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top