Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hà Nội: Ngành y tế nỗ lực chuyển đổi số

Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Đề án 06 của thành phố để đã lại dấu ấn mạnh mẽ bằng kết quả tích cực trong triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.

Thay vì xếp hàng lấy số, tại Bệnh viện Xanh Pôn, ngay từ cổng vào đã có rất nhiều các ki-ốt để người dân tự đăng ký khám bệnh. Màn hình sẽ hiển thị các lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu của người dân như: khám bệnh theo BHYT đúng tuyến, BHYT trái tuyến, đăng ký khám dịch vụ và đăng ký khám thu phí. Thao tác đơn giản, nhanh chóng nên nhiều người đã lựa đăng ký khám tại Bệnh viện Xanh Pôn bằng hình thức này.

Chuyền đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế

Khi triển khai số hóa tại bệnh viện, Bệnh viện Xanh Pôn cũng gặp nhiều khó khăn, vì phần lớn bệnh nhân là người cao tuổi và bệnh nhi. Tuy nhiên ngay sau khi triển khai, với sự hướng dẫn của nhân viên y tế, người bệnh đã nhanh chóng tiếp cận với các thiệt bị thông minh. Họ thực sự hài lòng và thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng số hóa vào khám chữa bệnh.

Ngay sau khi Sở Y tế Hà Nội có thông báo từ ngày 1/6/2024, tại bộ phận một cửa của các đơn vị y tế trực thuộc Sở phải triển khai các giải pháp thanh toán lệ phí không dùng tiền mặt, phấn đấu 100% giao dịch không sử dụng tiền mặt, bệnh viện Xanh Pôn cũng đã nhanh chóng triển khai để đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và công khai minh bạch chi phí khám chữa bệnh. Chỉ sau thời gian ngắn triển khai, đã có hơn 60% người dân đến khám bệnh áp dụng thanh toán không tiền mặt.

Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn tạo điều kiện cho những bệnh nhân muốn thanh toán bằng tiền mặt. Thậm chí, bệnh nhân có thể vừa trả một phần bằng tiền mặt, vừa chuyển khoản phần còn lại nếu có nhu cầu. Việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt sẽ giúp thực hiện mô hình bệnh viện thông minh, hướng đến chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.

Ngay từ cổng vào bệnh viên Xanh Pôn đã rất nhiều các ki ốt để người dân tự đăng ký khám bệnh

Theo chương trình chuyển đổi số ngành y tế, Bộ Y tế xác định rõ tới năm 2025 phải xây dựng được nền y tế thông minh với ba nội dung chính: phòng bệnh thông minh; khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Ngành y tế phấn đấu mục tiêu từ nay đến năm 2030 sẽ đáp ứng 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy. Hà Nội có 42 bệnh viện công lập nhưng đến nay mới chỉ có năm bệnh viện triển khai bệnh án điện tử (đạt tỷ lệ 12%).

Để giúp người dân đến khám có thể tiện theo dõi sức khỏe, nhất là với người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính, Bệnh viện Xanh Pôn đã xây dựng ứng dụng khám bệnh. Mọi thông tin từ kết quả thăm khám, xét nghiệm, điều trị, đơn giá thuốc, vật tư… sử dụng trong thời gian điều trị đều được thông báo một cách chi tiết, minh bạch và rõ ràng.

Bên cạnh đó, ứng dụng còn có nhiều tiện ích khác phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin bệnh, đội ngũ y bác sĩ, đồng thời cung cấp các thông tin về chính sách, chủ trương khám chữa bệnh của ngành y.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là một trong 70 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Theo các bác sĩ, bệnh án điện tử nếu được triển khai rộng rãi và kết nối giữa các cơ sở y tế sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ người người bệnh, bác sỹ mà còn giảm được rất nhiều chi phí khi sử dụng bệnh án giấy.

Bệnh án điện tử giúp tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, đồng bộ thông tin từ khi tiếp nhận đến khi ra viện, tiết kiệm thời gian cho bác sĩ và người bệnh, tăng tính minh bạch và giảm rủi ro cho người bệnh.

Chuyển đổi số là một trong nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm nay. Bệnh án điện tử là mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi số, giúp bệnh viện quản lý minh bạch, khai thác dữ liệu và phục vụ nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chuyển đổi số, ngành y tế Thủ đô cũng đối mặt với một số khó khăn, đó là việc phát triển không đồng bộ, chưa có chiến lược dài hạn; dữ liệu còn phân tán, chưa tập trung, không chia sẻ, kết nối được với các cơ sở khám chữa bệnh.

Đặc biệt, việc triển khai bệnh án điện tử còn chậm, mới đạt tỷ lệ 12%. Trong đó, Hà Nội có 42 bệnh viện công lập nhưng hiện chỉ có năm bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, gồm: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn; Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức; Bệnh viện Đa khoa Vân Đình và Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai.

Minh Hiếu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top