Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Giải thưởng danh giá của giới báo chí Việt Nam *

Giải báo chí Quốc gia đã thực sự là sự cổ vũ to lớn đối với người làm báo, ghi nhận, tôn vinh thành quả lao động sáng tạo của những người làm báo nói chung và những người đoạt giải nói riêng; động viên khích lệ giới báo chí tiếp tục hăng hái thi đua, lao động sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Ngày 29 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án Giải báo chí Quốc gia và giao cho Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và mời Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tham gia thực hiện. Theo quyết định của Thủ tướng, Giải lần thứ Nhất đã được trao cho các tác phẩm báo chí xuất sắc của năm 2006.

Từ đó đến nay, Giải báo chí Quốc gia đã được báo giới và công chúng hưởng ứng và đón nhận tích cực. Tham dự Giải là các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên, hoạt động trên cả nước, bằng những tác phẩm xuất sắc nhất sáng tạo trong một năm lao động bền bỉ. Hội đồng Giải, đặc biệt là Hội Nhà báo Việt Nam với tư cách là cơ quan chủ trì, đã nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để chất lượng Giải ngày một nâng cao. Những tác phẩm được chọn trao giải thực sự đạt chất lượng về chính trị tư tưởng, có nội dung phong phú, phản ánh trung thực bức tranh kinh tế - xã hội trong năm của đất nước, có hình thức, kỹ thuật thể hiện sáng tạo, có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả xã hội thiết thực.

Lễ trao giải hằng năm được tổ chức đúng dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, được truyền hình trực tiếp, trở thành ngày hội của giới báo chí.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm Giải báo chí Quốc gia, Ảnh: PV

Giải đã thực sự là sự cổ vũ to lớn đối với người làm báo, ghi nhận, tôn vinh thành quả lao động sáng tạo của những người làm báo nói chung và những người đoạt giải nói riêng; động viên khích lệ giới báo chí tiếp tục hăng hái thi đua, lao động sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; góp phần phát hiện và tôn vinh những tài năng, tâm huyết của những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, theo tinh thần Chỉ thị 37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “Tiến hành xây dựng, triển khai thực hiện Đề án Giải báo chí Quốc gia, thu hút đông đảo những người làm báo trong cả nước tham gia, nhằm phát hiện, cổ vũ những tài năng báo chí, động viên ý thức sáng tạo của những người làm báo Việt Nam”.

Tính đến nay, qua 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả, thành tựu, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, Giải báo chí Quốc gia vẫn còn những mặt hạn chế cần được khắc phục, cải tiến để ngày càng nâng cao chất lượng, góp phần tăng cường sự đóng góp của báo chí vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nhân dịp này, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia quyết định tổ chức Hội nghị toàn quốc, nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập và những bài học kinh nghiệm qua 10 năm tổ chức thực hiện Giải báo chí Quốc gia. Đồng thời, thảo luận, đề xuất phương hướng, các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia trong thời gian tới, theo Quyết định số 1694/QĐ-TTg ngày 22/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia.

Hội nghị của chúng ta sẽ nghe và thảo luận Báo cáo Tổng kết 10 năm tổ chức thực hiện Giải báo chí Quốc gia do đại diện Hội đồng Giải trình bày; nghe và thảo luận ý kiến phát biểu tham luận của đại diện các cấp Hội, cơ quan báo chí trong cả nước; ý kiến phát biểu của đại diện các Ban, Bộ, Ngành, các chuyên gia…đánh giá những kết quả đạt được, phân tích nguyên nhân thành tựu và hạn chế, đề xuất phương hướng, các khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Giải trong thời gian tới.

Đây là Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động báo chí nói chung và hoạt động nghiệp vụ của các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí chúng ta, trong việc góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên - nhà báo, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí. Tôi đề nghị các đại biểu dành thời gian, tình cảm và trí tuệ, đóng góp ý kiến, đề xuất sáng kiến cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Giải.

Thuận Hữu
Uỷ viên Trung ương Đảng
Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
* Tiêu đề do Tạp chí Người Làm Báo đặt

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top