Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Động thổ đường trục phát triển kinh tế biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2

Ngày 25/4, tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Lễ động thổ xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 2.

Các đại biểu bấm nút động thổ xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 2.

Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định Đinh Văn Phương, dự án xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng là Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Trường (Nam Định).

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.326 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 (2017-2021) là 2.839 tỷ đồng, giai đoạn 2 (2022-2025) là 2.487,5 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

Dự án có tổng chiều dài tuyến 46km, đi qua 16 xã thuộc địa bàn hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng. Điểm đầu của dự án tại khu vực nút giao thông Cao Bồ (nút giao đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 10); điểm cuối dự án tại trạm đèn biển Lạch Giang (khu công nghiệp Rạng Đông, đê biển xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng).

Khi hoàn thành, đoạn từ Cao Bồ đến cầu Thịnh Long có quy mô đường cấp 2 đồng bằng, vận tốc thiết kế 100km/giờ; bề rộng nền đường 24-26m; mặt đường 4 làn xe cơ giới. Đoạn từ cầu Thịnh Long đến khu công nghiệp Rạng Đông có quy mô đường phố đô thị là chủ yếu, vận tốc thiết kế 80km/giờ; bề rộng nền đường 32,5-34,5m; mặt đường 6 làn xe cơ giới; xây dựng 1 đơn nguyên cầu Đống Cao, bề rộng cầu 12m.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2, dự án sẽ nâng cấp, mở rộng đoạn đi qua và trùng với tỉnh lộ 490C; mở thêm 1 làn xe cơ giới mỗi bên đối với các đoạn đã đầu tư trong giai đoạn 1 và xây dựng cầu Đống Cao nối liền 2 huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng, kết nối giao thông hai bờ sông Đào. Cầu Đống Cao có bề rộng 12m, dài 761,8m, gồm 17 nhịp với 3 nhịp chính được thi công bằng công nghệ dầm hộp liên tục và 14 nhịp dẫn bằng dầm Super T).

Phát biểu tại lễ động thổ, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị khẳng định, tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo đột phá chiến lược, tháo gỡ điểm nghẽn về giao thông đường bộ, kết nối các tuyến đường huyết mạch của tỉnh.

Cùng với việc xây dựng cầu Đống Cao, tuyến đường trục phát triển khi hoàn thành sẽ kết nối vùng kinh tế biển của tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và các trung tâm kinh tế, chính trị trong khu vực; kết nối giao thông với các tuyến quốc lộ 10, 37B, 37C, 21B, các tỉnh lộ 490C, 488C và tuyến đường bộ ven biển.

Đặc biệt, tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình khi hoàn thành sẽ tạo tiền đề cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất, tài nguyên biển và vùng ven biển; thu hút các nhà đầu tư, tạo việc làm; phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương...

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu, để dự án xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả, chủ đầu tư, các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan cần phối hợp triển khai bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án.

Theo Báo Nhân dân 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top